Thủ tục hải quan nhập khẩu mè có quá khó khăn để chuẩn bị như bạn vẫn tưởng? Hạt mè và nhất là dầu mè – đều là những mặt hàng nhập khẩu phổ biến tại Việt Nam. Bài viết dưới đây của Top One Logistics sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về thủ tục hải quan nhập khẩu mè và hỗ trợ bạn công tác chuẩn bị giấy tờ liên quan đầy đủ nhất.
Thủ tục hải quan là gì?
Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định để thông quan cho với hàng hóa xuất nhập khẩu, cũng như phương tiện vận tải xuất nhập cảnh. Trên đây là khái niệm thủ tục hải quan theo nội dung trong Điều 4 Luật hải quan 2014.
Nói cách khác, đó là những thủ tục cần thiết để hàng hóa hay phương tiện vận tải được nhập khẩu/nhập cảnh vào một quốc gia hoặc xuất khẩu/xuất cảnh ra khỏi biên giới một quốc gia.
- Ví dụ 1: khách hàng bên tôi muốn đưa 100 tấn thịt bò nhập khẩu từ Nhật Bản bằng đường biển (hàng sea) về Việt Nam tiêu thụ, tôi phải làm thủ tục thông quan cho số thịt bò này. Trường hợp này là nhập khẩu hàng hóa.
- Ví dụ 2: Công ty dệt may Việt Nam muốn chuyển lô hàng dệt may xuất khẩu đi Mỹ bằng đường hàng không (hàng Air), họ phải làm thủ tục hải quan xuất khẩu, chẳng hạn tại Hải quan Nội Bài. Trường hợp này là xuất khẩu hàng hóa.
- Ví dụ 3: công ty khai thác tàu biển hàng rời, khi tàu từ nước ngoài về tới cảng Hải Phòng dỡ hàng, người bên tôi phải làm thủ tục với cơ quan hải quan để con tàu được nhập cảnh. Trường hợp này là nhập cảnh với phương tiện vận tải. (Bài viết này không tập trung vào thủ tục hải quan với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh).
[RH_ELEMENTOR id=”1696″]
Thủ tục hải quan tiếng Anh là gì?
Nhân tiện tôi nêu một vài thuật ngữ tiếng Anh có liên quan để bạn tham khảo, thuận tiện để nói chuyện với sếp hoặc đối tác người nước ngoài:
- Thủ tục hải quan: Customs Procedure
- Khai báo hải quan: Customs Declaration
- Thông quan: Customs Clearance
- Đại lý hải quan: Customs Broker
Mục đích của việc làm thủ tục thông quan
Lưu ý: thủ tục hải quan chỉ áp dụng cho hàng hóa & phương tiện vận tải, không áp dụng cho người. Ở Việt Nam, việc làm thủ tục cho người xuất nhập cảnh là cơ quan an ninh hoặc bộ đội biên phòng ở cửa khẩu.
Nhiều lúc trong công việc hàng ngày, những lúc thủ tục gặp vướng mắc hay trục trặc, tôi lại nghĩ “giá mà không cần làm thủ tục hải quan” hay “sao phải tốn bao nhiêu con người để làm thứ thủ tục rắc rối này nhỉ?”.
Công ty tôi có cả dịch vụ vận chuyển hàng container nội địa từ Hải Phòng vào Tp. Hồ Chí Minh, và ngược lại. Cũng những bước nghiệp vụ như: bán hàng (sales), book tàu, làm chứng từ… Với vận tải hàng hóa nội địa Bắc Nam thì chẳng có gì liên quan đến hải quan, nên làm khá thoải mái.
Với hàng xuất nhập khẩu thì lại khác, thông quan hàng hóa là yêu cầu bắt buộc. Kỳ thực, thủ tục này nhằm quyết hai mục đích cơ bản như sau:
- Để Nhà nước tính và thu thuế. Đây là mục đích quá quan trọng trả lời tại sao chúng ta lại phải tốn quá nhiều thời gian, công sức của bao nhiêu người để giải quyết công việc này.
Như số liệu tôi xem trên website Tổng cục hải quan, ngành hải quan năm 2021 thu thuế được 370 nghìn tỷ đồng (khoảng 16 tỉ USD đấy!). Con số rất lớn phải không? Và phải thông qua ngành hải quan mới thu được khoản ngân sách đó.
- Để quản lý hàng hóa, đảm bảo hàng hóa ra/vào lãnh thổ Việt Nam không thuộc danh mục cấm. Về quy định, trừ khi có giấy phép đặc biệt, doanh nghiệp bạn không thể nhập ngà voi, súng, ma túy vào Việt Nam; và cũng không thể xuất đồ cổ, động vật hoang dã ra khỏi Việt Nam theo con đường chính ngạch.
Nhập khẩu mè vàng
[RH_ELEMENTOR id=”1696″]
Thủ tục hải quan nhập khẩu mè – dầu mè là gì?
Thủ tục nhập khẩu hay nhập cảng Dầu mè là các giao dịch về hàng hóa qua đường biên giới quốc gia ngoài nước vào trong nước. Hàng nhập khẩu là Dầu mè của nước tiếp nhận hàng hóa do nước gửi đi bán sản phẩm Dầu mè.
Nhập khẩu và xuất khẩu là những giao dịch tài chính của Thương mại Quốc tế. Nhập khẩu Dầu mè là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là quá trình trao đổi Dầu mè giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy tiền tệ là môi giới. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ dầu mè mà là một hệ thống các quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài. Và thủ tục nhập khẩu Dầu mè chịu sự điều chỉnh của pháp luật nơi tiến hành nhập hàng hóa.
Mã HS nhập khẩu mè về Việt Nam
Việc tìm hiểu về mã HS code mè sẽ giúp các doanh nghiệp biết được mức thuế của mình phải đóng cũng như các giấy tờ cần chuẩn bị để làm thủ tục hải quan xuất khẩu mè.
Hiện Mã HS hạt mè có thể tham khảo nhóm 0807. Doanh nghiệp áp theo tính chất sản phẩm của mình.
0807 | 1207 |
12074010 | Hạt mè: (không làm thức ăn chăn nuôi)… (mã hs hạt mè không/ hs code hạt mè khô) |
12074010 | Hạt mè (vàng) chưa bóc vỏ, đã sơ chế (phơi khô), đóng gói 50 kg/bao, làm thức ăn cho người. Hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo khoản 1 điều 5 Luật thuế GTGT. Mới 100%… (mã hs hạt mè vàng c/ hs code hạt mè vàng) |
12074010 | Hạt Mè (Hulled Sesame Seeds)- Dạng hạt màu trắng, đã phơi khô tách vỏ, dùng làm nguyên liệu chế biến thực phẩm, hàng đóng 25kg/bao…. (mã hs hạt mè hulled/ hs code hạt mè hull) |
… | … |
[RH_ELEMENTOR id=”1696″]
Quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục nhập khẩu mè – Dầu mè
– Theo quy định của pháp luật thì Dầu mè là sản phẩm không thuộc diện hàng hóa cấm nhập khẩu nên sản phẩm Dầu mè hoàn toàn có thể tiến hành nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng này như hàng hóa thông thường khác.
– Nhưng cần phải lưu ý rằng do Dầu mè được xếp và mặt hàng thực phẩm và thuộc Danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hoá thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương nên khi nhập khẩu phải đáp ứng yêu cầu theo quy định của Luật an toàn thực phẩm. Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm về điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu “Phải công bố tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi nhập khẩu”
Do đó đối với sản phẩm Dầu mè trước khi nhập khẩu phải tiến hành thủ tục công bố sản phẩm tại cơ quan có thẩm quyền hay còn gọi là thủ tục công bố Dầu mè nhập khẩu
Để tiến hành thủ tục nhập khẩu Dầu mè thì phải tiến hành qua hai bước. Bước đầu tiên sẽ tiến hành công bố Dầu mè nhập khẩu sau đó tiến hành nhập khẩu Dầu mè hay còn gọi là thông quan hàng hóa. Chi tiết của các bước Luật P&P xin được phân tích kỹ dưới đây
Bước 1: Thực hiện thủ tục công bố Dầu mè nhập khẩu
Vì sao phải thực hiện thủ tục công bố Dầu mè nhập khẩu?
– Câu hỏi này được rất nhiều khách hàng phản hồi với chúng tôi, căn cứ nào để xác định khi tiến hành nhập khẩu Dầu mè phải tiến hành thủ tục công bố? Việc thực hiện tự công bố thực phẩm nói chung hay sản phẩm dầu mè nhập khẩu nói riêng được quy định như sau: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm)”. Do Dầu mè là thực phẩm nên phải tiến hành công bố sản phẩm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường
– Hơn nữa nếu như không thực hiện thủ tục công bố Dầu mè nhập khẩu thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau: “Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sau đây: Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm mà không có bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật”
Như vậy từ quy định trên cho thấy pháp luật có đặt ra chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với việc không tiến hành thủ tục công bố sản phẩm dầu mè nhập khẩu. Do vậy để tránh bị xử phạt hành chính thì khách hàng cần phải tiến hành công bố sản phẩm dầu mè khi nhập khẩu vào Việt Nam
[RH_ELEMENTOR id=”1696″]
Hồ sơ khi thực hiện thủ tục công bố Dầu mè nhập khẩu cần những tài liệu gì?
Chuẩn bị đầy đủ và đúng yêu cầu là yếu tố quyết định để tiến hành tthủ tục công bố Dầu mè nhập khẩu. Theo quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tế của Luật P&P thì khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
– Bản tự công bố sản phẩm Dầu mè
– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở công bố
– Nhãn sản phẩm, bản chụp sản phẩm
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Yêu cầu về hồ sơ khi thực hiện thủ tục công bố Dầu mè nhập khẩu
– Bản tự công bố sản phẩm phải được soạn theo mẫu của cơ quan nhà nước ban hành
– Phiếu kết quả kiểm nghiệm phải trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ và được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
– Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng và tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
Quy trình thực hiện thủ tục công bố Dầu mè nhập khẩu
Việc thực hiện thủ tục công bố Dầu mè nhập khẩu được thực hiện như sau
– Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm (Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận, trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó).”
– Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
– Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
– Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
Thẩm quyền: Đối với sản phẩm Dầu mè việc quản lý sẽ thuộc thẩm quyền của Bộ công thương
[RH_ELEMENTOR id=”1696″]
Bước 2: Thực hiện thủ tục nhập khẩu Dầu mè (thông quan hàng hóa)
Hồ sơ thực hiện thủ tục thông quan Dầu mè
– Tờ khai hải quan nhập khẩu
– Bản công bố sản phẩm
– Hợp đồng thương mại
– Giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc
– Vận đơn
– Hóa đơn thương mại
– Phiếu đóng gói
Những lưu ý về nhãn hàng hóa đối với sản phẩm Dầu mè nhập khẩu
– Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc
– Tên hàng hóa phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hóa. Chữ viết tên hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa. Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tự đặt. Tên hàng hóa không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của hàng hóa.
– Đối với nhãn hàng hòa thì bắt buộc có các nội dụng sau:
+ Tên hàng hóa;
+ Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
+ Xuất xứ hàng hóa.
– Hàng hóa được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu.
– Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
Dầu mè nhập khẩu về Việt Nam
[RH_ELEMENTOR id=”1696″]
Dịch vụ hải quan thủ tục nhập khẩu mè trọn gói
Bạn đang cần tìm dịch vụ hải quan thủ tục nhập khẩu mè trọn gói từ A-Z:
- Lấy hàng tại xưởng nhà sản xuất
- Book tàu vận chuyển đường biển về cảng
- Xin giấy phép hoặc làm các thủ tục hải quan kiểm tra chuyên ngành (nếu có)
- Khai báo và thông quan hải quan
- Vận chuyển từ cảng đến tận kho của bạn
- Tham vấn giá sau thông quan (nếu có)
- Hỗ trợ làm dịch vụ khai báo thủ tục hải quan nhập khẩu mè
- Kinh nghiệm dày dạn, xử lí các vấn đề triệt để, hiệu quả.
- Giá cả hợp lý, rẻ nhất thị trường.
- Quy trình làm dịch vụ thủ tục nhập khẩu mè chuyên nghiệp, đầy đủ tính pháp lí.
- Đảm bảo tiến độ nhập khẩu thông quan hàng hóa.
- Sẵn sàng tháo gỡ mọi vấn đề phát sinh mà doanh nghiệp vướng mắc trong quá trình làm sử dụng dịch vụ thủ tục nhập khẩu mè của chúng tôi
Bên cạnh dịch vụ làm thủ tục hải quan nhập khẩu mè chúng tôi còn cung cấp
- Thủ tục hải quan nhập khẩu dâu
- Thủ tục hải quan nhập khẩu dưa lê
- Thủ tục hải quan nhập khẩu dưa lưới
- Thủ tục hải quan nhập khẩu đậu xanh
- Thủ tục hải quan nhập khẩu mè
- Thủ tục hải quan nhập khẩu nho
- Thủ tục hải quan nhập khẩu táo
- Thủ tục hải quan nhập khẩu
- Quy định về thủ tục hải quan
- Thủ tục hải quan xuất nhập khẩu
- Thực trạng quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
- Dịch vụ thủ tục hải quan
[RH_ELEMENTOR id=”1696″]
Một số dịch vụ liên quan
Dịch vụ khai báo hải quan Trọn gói
Thủ tục hải quan nhập khẩu nho
Thủ tục hải quan nhập khẩu táo
Thủ tục hải quan nhập khẩu thịt gà
Thủ tục hải quan nhập khẩu thịt trâu
Thủ tục hải quan nhập khẩu thức ăn chó mèo
Thủ tục hải quan xuất khẩu hàng nội thất
Thủ tục hải quan xuất khẩu nông sản
Thủ tục nhập khẩu băng vệ sinh
Thủ tục hải quan xuất khẩu xe máy
Thủ tục hải quan xuất khẩu trái cây
Thủ tục hải quan nhập khẩu dầu thực vật
Thông tin liên hệ đơn vị cung cấp dịch vụ hải quan thủ tục nhập khẩu mè