Nguyên liệu thực phẩm là thành phần quan trọng trong sản xuất và sinh hoạt. Đặc biệt, chúng có ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, các doanh nghiệp nhập khẩu một số mặt hàng phải nguyên liệu thực phẩm tuân theo các quy định cụ thể. Cùng Top One Logistics tìm hiểu thêm về thủ tục nhập khẩu nguyên liệu thực phẩm trong bài viết dưới đây.

Nguyên liệu thực phẩm là gì?
Hiểu một cách đơn giản, nguyên liệu thực phẩm là các nông sản thực phẩm tự nhiên có thể ở dạng thô, đơn lẻ hoặc đã qua chế biến. Ví dụ như bột mì, bột ngọt, muối, nước mắm,… Các sản phẩm này khi đưa ra thị trường tiêu thụ, phải có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
Hiện nay, có rất nhiều loại nguyên liệu thực phẩm khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của mỗi người. Và mỗi loại sản phẩm này đều chứa những chất dinh dưỡng đảm bảo cho nhu cầu thiết yếu của cơ thể con người.
[RH_ELEMENTOR id=”1696″]
Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm
Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm phải đặc biệt lưu ý tới các thông tư văn bản liên quan tới chúng. Bởi những sản phẩm này đều có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người. Doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng này cần nắm rõ những điều này để có thể nhập khẩu một cách thuận lợi.
Dẫn chứng pháp lý:
- Luật An toàn thực phẩm 55/2010/QH12 quy định các mặt hàng thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm cấm, không được phép nhập khẩu. Kèm theo sản phẩm thực phẩm nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm.
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP công bố các thực phẩm và các nguyên liệu thực phẩm phải được đăng ký kiểm tra thuộc thẩm quyền của Bộ Công thương của Tổ chức kiểm tra chất lượng chỉ định hoặc thừa nhận.
- Về việc chuẩn bị thủ tục hải quan nhập khẩu các mặt hàng này cũng dựa trên các quy định thuộc Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Các thông tư văn bản về nhập khẩu thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm
- Luật An toàn thực phẩm 55/2010/QH12 quy định những thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm được nhập khẩu không được nằm trong danh sách bị cấm. Đồng thời đáp ứng các điều kiện chung về việc đảm bảo an toàn các loại thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm.
- Điều 14 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định những thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm được nhập khẩu phải đáp ứng quy định kiểm soát an toàn thực phẩm của Việt Nam. Mỗi lô hàng đều phải có giấy chứng nhận đáp ứng quy định an toàn thực phẩm do cơ quan thẩm quyền cấp.
- Điều 15 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành các cơ quan nhà nước kiểm tra hàng hóa nhập khẩu là cơ quan được Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoặc Bộ Công Thương giao hoặc chỉ định.
- Về việc chuẩn bị các giấy tờ, chứng từ đối với thủ tục hải quan nhập khẩu thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm dựa trên Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Quy định về thuế nhập khẩu và HS code
Quy định về thuế nhập khẩu
Trong thủ tục nhập khẩu thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm, doanh nghiệp phải nắm được các quy định về nhập khẩu. Để có thể xác định được mức thuế cho từng mặt hàng phải dựa trên cơ sở ma HS phù hợp với hàng hóa. Từ đó mới có thể tham khảo biểu thuế nhập khẩu. Sau đó mới xác định được thuế suất thuế nhập khẩu theo quy định pháp luật.
Mã HS code
Để có thể tính được mức thuế của từng mặt hàng, chúng ta cần xác định được mã HS của hàng hóa. Việc xác định mã HS một cách chính xác cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Bao gồm tài liệu kỹ thuật, thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng,… của các loại sản phẩm.
Bên cạnh đó, để có thể biết chính xác mã HS của hàng hóa trước khi làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm. Bạn có thể gửi hồ sơ tới Tổng cục Hải quan để xin xác định trước mã số hàng hóa. Bộ hồ sơ này bao gồm: 01 bản chính đơn đề nghị theo mẫu, 01 bản chính mô tả hàng hóa dự kiến nhập khẩu.
Lưu ý về nhập khẩu thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm
[RH_ELEMENTOR id=”1696″]
Quy trình nhập khẩu mặt hàng thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm sẽ bao gồm 3 bước:
- Bước 1: Công bố thực phẩm. Doanh nghiệp có thể công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp với quy định An toàn thực phẩm
- Bước 2: Xin cấp phép giấy vệ sinh an toàn thực phẩm
- Bước 3: Thực hiện thủ tục Hải quan đối với thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm nhập khẩu
Hướng dẫn thủ tục hải quan nhập khẩu thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm
Khi làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm, cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ, chứng từ cần thiết.
Các loại hồ sơ cần chuẩn bị
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (theo mẫu)
- Hóa đơn thương mại (01 bản chụp)
- Vận tải đơn hoặc các loại chứng từ vận tải khác có giá trị tương tự (01 bản chụp)
- Giấy phép nhập khẩu đối với mặt hàng có giấy phép nhập khẩu (01 bản chính)
- Tờ khai trị giá (theo mẫu)
- Hợp đồng ủy thác nhập khẩu hàng hóa (01 bản chụp)
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (01 bản chính)

Nơi đăng ký hồ sơ/ ban ngành
Thủ tục nhập khẩu thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm sẽ được nộp tại Chi cục Hải quan. Sau đó doanh nghiệp tiến hành thực hiện các bước dưới sự hướng dẫn của cơ quan Hải Quan thì lô hàng sẽ được thông qua.
Tuy nhiên, trước khi hàng cập cảng, doanh nghiệp cần liên hệ với cơ quan Y tế có thẩm quyền thực hiện kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong trường hợp bạn đã công bố sản phẩm thì có thể được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Doanh nghiệp chỉ cần đăng ký, sau đó gửi hình ảnh thực tế của sản phẩm.
Khi đó bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm mà không cần phải trực tiếp kiểm tra. Thời hạn cấp là trong vòng 1 tháng kể từ ngày có giấy đăng ký.
Chuẩn bị hồ sơ (Các chứng từ cụ thể)
Trước khi thực hiện các thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp cần công bố sản phẩm sẽ nhập khẩu. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết:
[RH_ELEMENTOR id=”1696″]
Đối với thủ tục tự công bố sản phẩm
- Bản tự công bố theo mẫu 01 Phụ lục I thuộc Nghị định 15/2018/NĐ-CP do người tự công bố sản phẩm soạn
- Sản phẩm đem đi kiểm định đã được công nhận phù hợp ISO 17025 cấp phiếu an toàn thực phẩm.
Các cơ quan có thẩm quyền đã tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ cơ quan này sẽ đăng tải sản phẩm và tên doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử của mình.
Đối với thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm
- Bản tự công bố theo mẫu 02 Phụ lục I thuộc Nghị định 15/2018/NĐ-CP do người tự công bố sản phẩm soạn
- Người tự công bố mang sản phẩm đến cơ quan kiểm định an toàn thực phẩm trong vòng 12 tháng tính tới ngày nộp hồ sơ. Sau đó được cơ quan này cấp phiếu kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm.
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận xuất khẩu hoặc giấy chứng nhận y tế
- Khi tiến hành nhập khẩu vào, doanh nghiệp cần chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc các thành phần có trong sản phẩm bằng phương pháp khoa học.
- Bản sao của giấy chứng nhận/ xác nhận về cơ sở đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt. Hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tới Bộ Y tế nếu sản phẩm có các công dụng mới. Hoặc loại phụ gia không thuộc danh sách đã được Bộ trưởng Bộ Y tế công bố cho phép sử dụng.
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tới Uỷ ban Nhân dân cấp Tỉnh nếu là thực phẩm chức năng thiên về dinh dưỡng y học. Hay các dạng thực phẩm dành cho trẻ nhỏ có độ tuổi từ 1 – 36 tháng tuổi.
Doanh nghiệp nhập khẩu 1 loại thực phẩm từ 2 cơ sở sản xuất trở lên phải chọn nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm tại một cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương. Đồng thời, khi đã xác nhận làm thủ tục đăng ký tại cơ quan đó thì các lần đăng ký tiếp theo cũng phải được thực hiện tại cơ quan này.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải đưa biên nhận cho người nộp rồi mới thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ đủ điều kiện thì trong vòng 7 ngày, cơ quan tiếp nhận phải có công văn trả lời. Doanh nghiệp có sản phẩm nhập khẩu đã được cơ quan Nhà nước chấp nhận thì có thể công bố sản phẩm của mình lên các website thuộc quyền sở hữu.
Nhờ đó, bạn có thể nắm được đầy đủ các quy trình trong thủ tục nhập khẩu lương thực, thực phẩm sau khi đọc bài viết này. Việc nhập khẩu các mặt hàng này phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt. Do đó, việc hiểu rõ các điều khoản của luật pháp sẽ cho phép các công ty nhập khẩu hàng hóa một cách thoải mái hơn nhiều.
[RH_ELEMENTOR id=”1696″]
Một số dịch vụ liên quan
Thủ tục hải quan nhập khẩu bột màu
Thủ tục nhập khẩu nhụy hoa nghệ tây
Thủ tục nhập khẩu máy trò chơi điện tử
Thủ tục nhập khẩu máy làm lạnh nước
Thủ tục nhập khẩu máy in laser
Thủ tục nhập khẩu hạt nhựa tái sinh
Thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử
Thủ tục nhập khẩu linh kiện ô tô
Thủ tục nhập khẩu bộ lưu điện ups