45A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 6, Quận Bình Thành, Hồ Chí Minh

Chứng nhận CE là gì? Lợi ích và làm thủ tục hồ sơ CE Marking

CE là gì? CE ứng dụng với những đối tượng nào? Lợi ích của dán nhãn CE là gì?… Đây đều là những nội dung quan trọng trong ngành xuất nhập khẩu. Là khách hàng, bạn cũng nên biết về dán nhãn này trong quá trình mua sắm và tiêu thụ các sản phẩm đến […]

Chứng nhận CE là gì? Lợi ích và làm thủ tục hồ sơ CE Marking

CE là gì? CE ứng dụng với những đối tượng nào? Lợi ích của dán nhãn CE là gì?… Đây đều là những nội dung quan trọng trong ngành xuất nhập khẩu. Là khách hàng, bạn cũng nên biết về dán nhãn này trong quá trình mua sắm và tiêu thụ các sản phẩm đến từ Châu Âu.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn bỏ túi cực nhiều thông tin hữu ích về dán nhãn CE nổi tiếng của Liên minh Châu Âu EU.

CE là gì?

CE là một thuật ngữ quen thuộc trong ngành xuất nhập khẩu. CE được coi như một tấm hộ chiếu giúp hàng hóa ra vào thị trường EU và đây là loại nhãn hiệu bắt buộc với toàn bộ hàng hóa xuất nhập khẩu tại thị trường này. 

  • CE là viết tắt của từ gì?

CE được viết tắt từ tiếng Pháp “Comformance de Europe”. Khi một sản phẩm được dán nhãn CE, sản phẩm đó được cho là đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cần thiết do Liên minh Châu Âu quy định, cung cấp đủ yếu tố an toàn cho người tiêu dùng và môi trường. 

Chứng nhận CE là bắt buộc với tất cả các sản phẩm điện – điện tử (trừ một vài sản phẩm đặc biệt). Tên đầy đủ của nhãn dán CE là CE Mark hay CE Marking

CE là gì?
CE là gì?

Lợi ích của chứng nhận CE

Dấu CE như một lời cam kết của nhà sản xuất rằng sản phẩm của mình đáp ứng đủ các tiêu chuẩn mà hội đồng Châu Âu đặt ra. Một sản phẩm được dán nhãn CE không có nghĩa chất lượng của sản phẩm đó vượt trội. Điều đó đơn giản là sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tính an toàn, độ tương thích từ trường,…

Chứng nhận CE giúp các sản phẩm có thể dễ dàng tiếp cận với thị trường EU rộng lớn và thị trường EFTA. Các sản phẩm được cấp chứng nhận CE có thể nâng cao giá trị thương hiệu, tính cạnh tranh của mình từ đó mở rộng ra thị trường quốc tế.

Lợi ích của chứng nhận CE
Lợi ích của chứng nhận CE

Đối tượng áp dụng chứng nhận CE

Dán nhãn CE là tiêu chí bắt buộc với các nhóm sản phẩm nhất định được quy định riêng trong cộng đồng Kinh tế Châu Âu gồm 28 quốc gia thành viên và các nước EFTA như Iceland, Na Uy, Liechtenstein cùng Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Các nhóm sản phẩm cần có dán nhãn CE để được lưu hành trong thị trường Châu Âu:

Thiết bị y tế cấy dưới daMáy móc
Thiết bị năng lượng khí đốtDụng cụ đo
Cáp chuyên chở con ngườiThiết bị y tế
Các thiết kế sinh thái về năng lượngTiếng ồn trong môi trường
Tương thích điện tửThiết bị bảo vệ cá nhân
Các thiết bị, hệ thống bảo vệ sử dụng trong không gian dễ cháy nổThiết bị áp lực 
Chất nổ dân dụngPháo hoa
Nồi hơi nước nóngThiết bị viễn thông đầu cuối có dây và không dây
Tủ lạnh và tủ đông dân dụngDu thuyền
Thiết bị y tế phục vụ chẩn đoán trong ống nghiệm Đồ chơi an toàn
Thang máyThiết bị áp lực đơn
Điện áp thấp

Nguồn gốc của chứng nhận CE

Chứng nhận CE ra đời lần đầu tiên vào năm 1985 theo nghị quyết của hội đồng EC. Nghị quyết này được đề ra nhằm loại bỏ các rào cản thương mại khi lưu thông hàng hóa trong khu vực EU. Các nước thành viên EU có thể dễ dàng dựa vào tiêu chuẩn này để kiểm duyệt chất lượng hàng hóa trong và ngoài khối.

Các nhà sản xuất tại châu Âu có thể công bố đạt tiêu chuẩn CE nếu họ tự tin sản phẩm của mình đạt yêu cầu tất cả các tiêu chuẩn. Tuy nhiên, sản phẩm sẽ bị cấm vĩnh viễn trên thị trường EU nếu chất lượng sản phẩm không đúng như tuyên bố. 

Do đó, chỉ có những công ty lớn, có quy mô toàn cầu với phòng lab riêng mới tự tin công bố đạt chuẩn. Các công ty nhỏ hơn sẽ phải dựa vào các tổ chức có chứng nhận đánh giá riêng như TUV, SGS,… để kiểm duyệt sản phẩm trước khi tung ra thị trường. Tổ chức đánh giá sẽ là bên chịu trách nhiệm nếu sản phẩm không đạt yêu cầu.

Những cấp độ của hệ thống tiêu chuẩn CE

Để hiểu tiêu chuẩn CE là gì, bạn cần biết về những cấp độ của hệ thống tiêu chuẩn CE. Hệ thống tiêu chuẩn CE có 3 mức độ khác nhau, lần lượt gọi là lớp A, lớp B, lớp C. Đây là những tiêu chuẩn chung cho các loại máy móc muốn lưu thông trong thị trường EU.

Lớp A

Lớp A là tiêu chí dành cho những tiêu chuẩn chung nhất về máy móc: như tiêu chuẩn EN292 quy định chung về sự an toàn của máy.

Lớp B

Lớp B là tiêu chuẩn này dành cho một nhóm máy nhất định ví dụ như:

  • EN60204 với các sản phẩm tủ điện máy
  • EN60529 là các tiêu chuẩn xác định cấp độ bảo vệ cho thiết bị
  • EN1672 với các sản phẩm máy xử lý thực phẩm

Lớp C

Lớp C là tiêu chuẩn cho một loại máy cụ thể như máy cắt cỏ, máy cưa, máy ép gói…

Những cấp độ của hệ thống tiêu chuẩn CE
Những cấp độ của hệ thống tiêu chuẩn CE

Các sản phẩm bắt buộc cần có chứng nhận CE

Vậy là bạn đã hiểu được tương đối chuẩn CE là gì. CE Marking thực thế phải có với những sản phẩm thuộc phạm vi của một hoặc hơn một hướng dẫn tiếp cận mới. 

Dưới đây sẽ là dánh sách các sản phẩm cần có dán nhãn CE:

STTTên sản phẩmMã số CE
1Thiết bị y tế cấy dưới da90/385/EEC
2Thiết bị năng lượng khí đốt2009/142/Ec
3Cáp chuyên chở con người2000/9/EC
4Thiết bị điện và điện tử2014/30/EU
5Chất nổ dân dụng93/15/EEC
6Nồi hơi nước nóng92/42/EEC
7Thùng để đóng gói94/62/EC
8Thiết bị y tế chẩn đoán trong ống nghiệm98/79/EC
9Thang máy2014/33/EU
10Điện áp thấp2014/35/EU
11Máy móc công nghiệp2006/42/EC
12Dụng cụ đo2004/22/EC
13Thiết bị y tế93/42/EEC
14Thiết bị áp lực đơn2014/29/EU
15Thiết bị và hệ thống bảo vệ sử dụng trong không gian dễ cháy nổ94/9/EC
16Dụng cụ cân không tự động2009/23/EC
17Thiết bị bảo vệ cá nhân89/686/EEC
18Thiết bị áp lực2014/68/EU
19Pháo hoa2007/23/EC
20Thiết bị đầu cuối viễn thông có dây và không dây2014/53/EU
21Du thuyền94/25/EC
22Đồ chơi an toàn2009/48/EC
23Vật liệu xây dựngEU No 305/2011

Thủ tục hồ sơ CE Marking gồm những gì?

Thủ tục hồ sơ để xin chứng nhận CE Marking bao gồm các loại giấy tờ: 

  • Giấy yêu cầu chứng nhận
  • Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp
  • Các tài liệu mô tả đặc tính kỹ thuật của sản phẩm 
  • Kế hoạch sản xuất và kiểm soát chất lượng 
  • Kế hoạch sản xuất và kiểm soát chất lượng 
  • Kế hoạch kiểm soát các phương tiện đo lường, thử nghiệm 
  • Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu điển hình của phòng thử nghiệm được công nhận (nếu có) 

Tất cả những thông tin này sẽ được tổ chức đánh giá giữ bí mật tuyệt đối từ đầu tới cuối.

Thủ tục hồ sơ CE Marking gồm những gì?
Thủ tục hồ sơ CE Marking gồm những gì?

Quy trình cấp giấy chứng nhận CE

  • Xác định các chỉ thị của EU với các tiêu chuẩn hài hòa áp dụng cho sản phẩm:

EU đã đặt ra 20 chỉ thị cho các danh mục sản phẩm dán nhãn CE. Đây là những tiêu chuẩn cơ bản mà sản phẩm phải đáp ứng được. Các tiêu chuẩn được tham chiếu với các chỉ thị và đảm bảo tính an toàn cần thiết với các thuật ngữ kỹ thuật cụ thể.

  • Kiểm tra các yêu cầu thiết yếu về sản phẩm:

Sản phẩm của bạn phải đảm bảo yêu cầu thiết yếu của các luật liên quan của EU. Để đáp ứng những yêu cầu cơ bản này, bạn có thể thực hiện bằng những cách khác. Ngoài việc tuân theo các tiêu chuẩn bằng văn bản, bạn có thể xuất trình các tài liệu liên quan để chứng minh mình an toàn.

  • Kiểm tra xem có cần đánh giá phù hợp độc lập từ Cơ quan được thông báo do EU công nhận hay không?

Mỗi chỉ thị sẽ bao gồm sản phẩm của bạn có thể được bên thứ 3 ủy quyền từ EU – Cơ quan được thông báo NB – có cần phải trải qua quy trình đánh giá mức độ phù hợp cần thiết để dán nhãn CE hay không. 

  • Tiến hành thử nghiệm sản phẩm, test độ phù hợp: 

Khi sản xuất ra một sản phẩm, bạn cần thử nghiệm và check xem sản phẩm của mình có phù hợp với quy trình đánh giá của EU hay không. Các thủ tục này là một phần của quy trình đánh giá rủi ro. Bạn sẽ phải đáp ứng các yêu cầu thiết yếu về mặt pháp lý của các chỉ thị bằng việc áp dụng các tiêu chuẩn hài hòa có liên quan của EU.

  • Tạo dựng và cung cấp các giấy tờ kỹ thuật cần thiết:

Các tài liệu kỹ thuật của sản phẩm là yêu cầu bắt buộc cần thiết lập để xem xét, đánh giá sự phù hợp của sản phẩm với các tiêu chí liên quan để hoàn tất đánh giá rủi ro. Bạn cần xuất trình toàn bộ tài liệu kỹ thuật và EC DoC cho các cơ quan NB nếu có yêu cầu giao nộp.

  • Dán nhãn CE Marking và tuyên bố tuân thủ EC:

CE Marking phải được thiết kế với định dạng hợp pháp, dễ đọc, rõ ràng, không thể tẩy xóa. Dán nhãn CE được các nhà sản xuất hoặc ủy quyền của họ ở EEA hoặc Thổ Nhĩ Kỳ đặt lên trên sản phẩm. 

Quy trình cấp giấy chứng nhận CE
Quy trình cấp giấy chứng nhận CE

Quy định dán nhãn chứng nhận CE lên sản phẩm

Quy trình dán nhãn CE lên sản phẩm cũng được liên minh Châu Âu EU quy định nghiêm ngặt. Sẽ có các quy định khác nhau cho mỗi sản phẩm khác nhau. 

  • Kích thước của biểu tượng CE sẽ được giữ nguyên tỷ lệ dù tăng hay giảm kích thước.
  • Dấu CE được đặt theo chiều dọc và kích thước bắt buộc không được nhỏ hơn 5mm.
  • Dấu CE phải được đặt ở nơi rõ ràng, không bị che khuất bởi các logo khác.

Sau khi tổ chức đánh giá hoàn tất kiểm tra và cho phép, nhà sản xuất mới có thể dán nhãn CE lên bao bì sản phẩm.

Quy định dán nhãn chứng nhận CE lên sản phẩm
Quy định dán nhãn chứng nhận CE lên sản phẩm

Các lưu ý quan trọng về chứng chỉ CE

  • Để dán nhãn CE, các sản phẩm phải được đảm bảo thông qua loạt tiêu chuẩn đến từ CEN, CENELEC và ETSI. 
  • Nhà sản xuất Với các sản phẩm có khả năng thỏa mãn các quy định ngặt nghèo của EU, nhà sản xuất có thể nộp đơn cho các tổ chức kiểm nghiệm ở bất cứ nước thành viên EU nào để được cấp chứng nhận. 
  • Các nhà sản xuất có thể lựa chọn tự đánh giá chất lượng sản phẩm của mình dựa trên chuẩn CE. Sau khi dán nhãn, các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm toàn bộ về các đánh giá và tuyên bố của mình. 
  • Trước khi tự tuyên bố đạt chuẩn, các nhà sản xuất phải chuẩn bị các yếu tố dưới đây:
  • Xem xét khả năng tự đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp hay phải cần đến giấy chứng nhận của cơ quan kiểm duyệt được EU chỉ định.
  • Chuẩn bị 1 bộ tài liệu kỹ thuật phù hợp.
  • Tổ chức dự thảo và tuyên bố sản phẩm đã đạt chuẩn của EU.
  • Sau khi tuyên bố và dán nhãn, nhà sản xuất có trách nhiệm cung cấp toàn bộ thông tin và tài liệu kiểm duyệt liên quan đến việc dán nhãn CE.
  • Các sản phẩm có rủi ro an toàn cao bắt buộc phải được các cơ quan kiểm duyệt cấp giấy chứng nhận sau khi đã kiểm tra cẩn thận. 

So sánh khác nhau giữa chứng nhận CE Marketing EU với CE Trung Quốc

Trên thị trường thương mại, còn một loại nhãn CE nữa có nguồn gốc từ Trung Quốc. Các nhà sản xuất Trung Quốc cũng dán nhãn CE cho sản phẩm. Các dấu CE này được tạo ra để tránh gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng cũng như tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. 

Bạn cần chú ý một số điều sau để tránh nhầm lẫn dấu CE của Trung Quốc với nhãn dán CE của EU:

  • Dấu CE của Trung Quốc là viết tắt của CE Export mang ý nghĩa xác nhận đây là những sản phẩm được sản xuất tại Trung  Quốc và được nước này xuất khẩu.
  • Dấu CE này không được thông qua đăng ký hay kiểm nghiệm hoặc có bất cứ đánh giá nào cụ thể mà chỉ là do các công ty của Trung Quốc sử dụng tùy ý. 
  • Điều này ngược lại so với tiêu chuẩn dán nhãn CE của EU. Các công ty tự tuyên bố đạt chứng nhận chuẩn CE phải chịu trách nhiệm cho mọi công bố của mình. Nếu bị phát hiện sẽ cấm lưu thông vĩnh viễn trên thị trường EU.
  • Nếu các nhà sản xuất châu Âu thông qua bên thứ 3 kiểm duyệt, các tổ chức này sẽ đánh giá chất lượng sản phẩm và chịu trách nhiệm cho mọi sai sót, trong khi lỗi không thuộc về các doanh nghiệp sản xuất. 
So sánh khác nhau giữa chứng nhận CE Marketing EU với CE Trung Quốc
So sánh khác nhau giữa chứng nhận CE Marketing EU với CE Trung Quốc

Vận Tải Top One Logistics hy vọng với bài viết trên đây bạn đã có cái nhìn tổng quan CE là gì và các thông tin chi tiết về nội dung cũng như các cấp độ CE. Hãy cẩn thận với những dấu CE đến từ Trung Quốc và lựa chọn sản phẩm thông minh. 

 Một số dịch vụ liên quan

Quy trình làm hàng nhập khẩu tại kho CFS 

Sự khác nhau giữa Incoterms 2010 Và incoterms 2000 

Thuật ngữ tiếng anh xuất nhập khẩu

Bill of lading

Các loại hình xuất nhập khẩu

Cbm là gì

Chứng từ xuất nhập khẩu

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *