45A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 6, Quận Bình Thành, Hồ Chí Minh

Cảng singapore

Cảng Singapore – một trong những hải cảng quan trọng nhất thế giới Cảng Singapore là một trong những địa điểm buôn bán, thông quan hàng hóa lớn nhất thế giới. Cảng biển cũng là nét đặc trưng không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế của Singapore. Bài viết dưới đây sẽ giúp […]

Cảng singapore

Cảng Singapore – một trong những hải cảng quan trọng nhất thế giới

Cảng Singapore là một trong những địa điểm buôn bán, thông quan hàng hóa lớn nhất thế giới. Cảng biển cũng là nét đặc trưng không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế của Singapore. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tất cả cảng biển tại Singapore ở thời điểm hiện tại.

[RH_ELEMENTOR id=”1696″]

Cảng Singapore

Cảng Singapore (Tiếng Anh: Port of Singapore, Tiếng Trung Quốc: 新加坡港口 / Tân Gia Ba Cảng Khẩu, Tiếng Malay: Pelabuhan Singapura, Tiếng Tamil: சிங்கப்பூர் துறைமுகம் / Ciṅkappūr Tuṟaimukam) gồm các cơ sở hạ tầng bến cảng và khu vực nước cảng thực hiện chức năng xử lý thương mại hàng hải tại cảng của Singapore. Hiện nay cảng này là cảng bận rộn nhất trên thế giới về mặt trọng lượng tàu hàng xử lý, cảng cũng trung chuyển 1/5 lượng hàng vận chuyển bằng container trên thế giới như cảng container của thế giới bận rộn nhất, một nửa nguồn cung cấp dầu thô hàng năm của thế giới, và là cảng trung chuyển của thế giới bận rộn nhất. Đó cũng là cảng đông đúc nhất về tổng trọng tải hàng hóa xử lý cho đến năm 2005, khi bị cảng Thượng Hải vượt qua. Hàng ngàn tàu thả neo ở cảng, kết nối cổng để hơn 600 cảng khác trong 123 quốc gia và trải rộng trên sáu lục địa.

Cảng Singapore không chỉ là một nguồn lợi kinh tế đơn thuần, mà là cần thiết vì Singapore thiếu đất đai và tài nguyên thiên nhiên. Cảng là nơi quan trọng đối với nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên, và sau đó tái xuất sau khi hàng đã được tinh chế. Eo biển Johor tàu bè không qua được do có Johor-Singapore Causeway kết nối Singapore với Malaysia.

[RH_ELEMENTOR id=”1696″]

Cảng Singapore – trung tâm chuyển tải hàng hóa ở Đông Nam Á

Cảng Singapore là trung tâm chuyển tải container nhộn nhịp nhất trên thế giới. Nằm ở phía nam của bán đảo Malay, cách khoảng 30km về phía tây nam cảng Johor của Malaysia, cảng của Singapore cung cấp kết nối tới hơn 600 cảng ở 123 quốc gia. Đây là cảng có sở hữu chung lớn nhất trên thế giới.

Cảng Singapore là trung tâm chuyển tải container nhộn nhịp nhất trên thế giới. Nằm ở phía nam của bán đảo Malay, cách khoảng 30km về phía tây nam cảng Johor của Malaysia, cảng của Singapore cung cấp kết nối tới hơn 600 cảng ở 123 quốc gia. Đây là cảng có sở hữu chung lớn nhất trên thế giới.

Bến cảng Pasir Panjang hiện đang được mở rộng với chi phí khoảng 714 triệu $ để xây dựng thêm 16 cầu cảng với công suất bổ sung 14 triệu TEUs. Việc mở rộng sẽ làm tăng tổng công suất của cảng lên khoảng 50 triệu TEUs. Dự kiến công tác mở rộng sẽ được hoàn thành vào năm 2013.

Tại cảng Singapore, các trang thiết bị của cảng cho phép xử lý số lượng lớn container và hàng hóa bao gồm hàng đóng kiện và hàng rời. Cảng cũng đang đề xuất mở rộng các dịch vụ bốc dỡ hàng rời và hàng chuyên dụng. Các kho, bãi được mở rộng để phục vụ lưu kho, đóng gói, gom hàng và phân phối hàng hóa. Khoảng 80% các container đến Singapore được chuyển tải qua các tàu để đến các cảng khác.

Cảng Singapore có nhiều bến cảng được sử dụng cho các mục đích khác nhau từ bến cảng thường đến các bến chuyên dụng để bốc xếp hàng hóa lỏng như dầu thô, xăng dầu và các sản phẩm khí tự nhiên cũng như xi măng và các sản phẩm thép. Cảng cũng có một bến xe chuyên dụng, đó là một trong các trung tâm chuyển tải ô tô lớn trong khu vực.

Ngoài ra cảng được cung cấp các dịch vụ phụ trợ khác như nước, lương thực thực phẩm, hoa tiêu và các dịch vụ tại Top One Logistics lai dắt tàu cũng được cung cấp.

Cảng Singapore có năng lực xử lý rất lớn, chiếm khoảng một phần năm khả năng chuyển tải container của toàn cầu. Trong năm 2009, Cảng đã bốc xếp 25,86 triệu TEUs, 471,4 triệu tấn hàng hóa và đón 1 triệu hành khách. Tổng cộng có 130.575 tàu thuyền đến cảng trong năm 2009.

Các trang thiết bị của Cảng bao gồm các bến cảng container, cầu cảng, cần trục, kho lưu trữ, hệ thống thông tin cảng … Cảng Singapore hiện có các bến Brani, Keppel, Tanjong Pagar, Pasir Panjang, Jurong và Sembawang. Các bến cảng này có thể dễ dàng đón và phục vụ các tàu hàng, xà lan, tàu vận tải, các tàu loại RO-RO, tàu sân bay và tàu container.

Các khu vực neo đậu tại cảng bao gồm khu vực phía Đông, khu vực Jurong và khu vực phía Tây. Các bến đỗ công cộng – West Coast Pier, Marina Pier South, khu bến phà Changi Point. Ngài ra còn có cửa hàng ăn uống, cửa hàng bán lẻ, nhập cư và dịch vụ phà.

Bộ phận an ninh của Cảng duy trì mức độ an ninh cao với việc hợp tác cùng Cảng vụ Hàng hải Singapore, Cảnh sát biển, Hải quân Cộng hòa Singapore và Lực lượng Phòng vệ dân sự Singapore. Khả năng đảm bảo an ninh còn được đảm bảo bởi lực lượng cảnh sát vũ trang, hệ thống hàng rào bao quanh Cảng, cửa có điều khiển, hệ thống giám sát CCTV 24 giờ và máy dò kim loại trên người và hàng hoá.

Lực lượng Công an tiến hành tuần tra thường xuyên và kiểm tra, kiểm soát các mối đe dọa từ các nguồn bên ngoài. Các thủ tục an ninh khác bao gồm: hệ thống kiểm tra an ninh cho cán bộ, khách đi vào cảng, hệ thống IT theo dõi chuyển động / vị trí của tất cả các container bên trong Cảng.

Cảng được trang bị 204 cần trục trên các bến và một số lượng lớn cần cẩu giàn. Những cần trục này có thể phục vụ các tàu lớn như các tàu lớp UASC A7. Mỗi Cụm điều hành có thể kiểm soát sáu cần cẩu với sự trợ giúp của các cần cẩu điều khiển từ xa.

Tại cảng cũng đã dành một khu neo đậu phục vụ sửa chữa và hoạt động bảo trì tàu. Các dịch vụ khác được cung cấp tại cảng như sửa chữa và bảo dưỡng, theo dõi nhiệt độ cho container lạnh và container, cung cấp phụ tùng.

[RH_ELEMENTOR id=”1696″]

LIỆT KÊ 5 BẾN CẢNG BIỂN Ở SINGAPORE NỔI TIẾNG NHẤT HIỆN NAY

Cảng quốc tế PSA Singapore vận hành tổng cộng 57 bến tại cảng container của nó ở Tanjong Pagar , Keppel, Brani và Pasir Panjang, hoạt động một cách liền mạch và tích hợp. Các bến cảng này có thể dễ dàng đón và phục vụ các tàu hàng, xà lan, tàu vận tải, các tàu loại RO-RO, tàu sân bay và tàu container. Cơ sở vật chất được đầu tư kỹ lưỡng với hơn 200 cần trục nâng hàng trên các bến cảng và nhiều cần trục nâng hàng tại cổng.

Những trạm Terminal ở Pasir Panjang (PPT) là tân tiến nhất trong hệ thống cảng PSA. Các bến tại PPT giai đoạn 3 và 4 là có chiều sâu lên đến 18m và được trang bị cẩu bờ có tầm với lên đến 24 hàng container để phục vụ cả những tàu container lớn nhất thế giới. Chúng cũng được thiết kế như là những đột phá hiện đại nhất – chẳng hạn như hệ thống hoàn toàn không xả khí thải, hệ thống cần cẩu bờ điện tự động hoàn toàn – nhằm nâng cao năng suất cảng, tăng cường khả năng của PSA để quản lý mô hình phức hợp kinh doanh lớn hơn và tạo ra nhiều hơn cơ hội nghề nghiệp cho lao động có kỹ năng cao.

Có tổng cộng 9 Terminal trong hệ thống Cảng PSA, dưới đây là tên cảng biển ở Singapore tấp nập nhất hiện nay:

  1. Tanjong Pagar Terminal gồm 7 bến container, chiều dài cầu tàu: 2100m, diện tích: 80ha, độ sâu nhất: 14.8m, số lượng cẩu bờ: 27;
  2. Keppel Terminal gồm 14 bến container, chiều dài cầu tàu: 3200m, diện tích: 105ha, độ sâu nhất: 15.5m, số lượng cẩu bờ: 40;
  3. Brani Terminal gồm 8 bến container, chiều dài cầu tàu: 2400m, diện tích: 84ha, độ sâu nhất: 15.0m, số lượng cẩu bờ: 33;
  4. Sembawang Wharves gồm 4 bến container, chiều dài cầu tàu: 660m, diện tích: 28 ha, độ sâu nhất: 11.6 m, số lượng cẩu bờ: 0;
  5. Pasir Panjang phân chia thành:

 

  • Pasir Panjang Terminal 1 gồm 7 bến container, chiều dài cầu tàu: 2500m, diện tích: 88ha, độ sâu nhất: 15m, số lượng cẩu bờ: 28;
  • Pasir Panjang Terminal 2 gồm 7 bến container, chiều dài cầu tàu: 2300m, diện tích: 120ha, độ sâu nhất: 16m, số lượng cẩu bờ: 28;
  • Pasir Panjang Terminal 3 gồm 9 bến container, chiều dài cầu tàu: 3000m, diện tích: 113ha, độ sâu nhất: 16m, số lượng cẩu bờ 34;
  • Pasir Panjang Terminal 5 gồm 5 bến container, chiều dài cầu tàu: 1850m, diện tích: 110ha, độ sâu nhất: 18m, số lượng cẩu bờ: 22;
  • Pasir Panjang Automobile Terminal gồm 3 bến Ro-Ro, chiều dài cầu tàu: 1010m, diện tích: 25ha, độ sâu nhất: 15m, số lượng cẩu bờ: 0.
  • Keppel Terminal là một trong các bến cảng quan trọng của hệ thống Cảng quốc tế PSA Singapore, các tàu hàng cập bến tấp nập với tần suất thường xuyên, liên tục.

Ngoài ra, Singapore cũng đang hoàn thành xây dựng giai đoạn 1 cảng biển lớn nhất nước. Cảng Tuas Giai đoạn 1 có diện tích 414 ha, sẽ gồm 21 cầu cảng nước sâu có thể tiếp nhận và xử lý 20 triệu TEU mỗi năm. Vào cuối năm 2021, MPA đưa vào khai thác hai cầu cảng trong số 21 cầu cảng này. MPA cho biết các công việc trong Giai đoạn 2 và Giai đoạn 3 của dự án tổng thể Cảng Tuas cũng đang được tiến hành. Dự kiến khi hoàn thành tất cả bốn giai đoạn xây dựng vào những năm 2040, Cảng Tuas sẽ có tổng diện tích khoảng 1.337 ha và có khả năng tiếp nhận và xử lý khoảng 65 triệu TEU mỗi năm, gần gấp đôi năng lực cảng biển hiện tại của Singapore. Bên cạnh đó, Cảng Tuas cũng sẽ là cảng bền vững, vận hành thông minh và tự động hóa. Cảng sẽ có các cần cẩu bãi tự động được điện hóa và các phương tiện dẫn đường tự động không người lái vận chuyển container giữa bãi và cầu cảng.

MPA cũng sẽ khai thác các công nghệ kỹ thuật số như hệ thống quản lý giao thông tàu biển hiện đại digitalPORT@SGTM, cổng thông tin một cửa dành cho thông quan cảng… để nâng cao hiệu quả hoạt động của cảng. Dự án xây dựng Cảng Tuas được Chính phủ Singapore khởi động từ năm 2012 và là cảng container thứ năm của Singapore (hiện gồm có cảng Tanjong Pagar, Keppel, Brani, Pasir Panjang) được xây dựng kể từ khi cảng Tanjong Pagar bắt đầu hoạt động vào năm 1972.

[RH_ELEMENTOR id=”1696″]

LÝ DO SINGAPORE VẪN DUY TRÌ VỊ TRÍ CẢNG BIỂN HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI BẤT CHẤP ĐẠI DỊCH COVID-19

Cảng Singapore tiếp tục giữ vị trí trung tâm hàng hải số 1 thế giới năm thứ tám liên tiếp trên bảng xếp hạng. Chỉ số này là một bảng xếp hạng độc lập về hoạt động của 43 thành phố cung cấp các dịch vụ kinh doanh cảng và vận tải biển. Dưới sự hỗ trợ và lãnh đạo của Cơ quan Hàng hải và Cảng Singapore (MPA), quốc đảo này đã tiếp tục phát triển ngành hàng hải của mình với những tiến bộ công nghệ về nhiên liệu vận chuyển trong tương lai, đổi mới, cải tiến an toàn, nuôi dưỡng tài năng trẻ và chuyển đổi trong lực lượng lao động hàng hải.

Chính phủ Singapore đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của đất nước với vị thế là một trung tâm vận tải biển quốc tế. Chính phủ đưa ra kế hoạch cho tương lai và hướng dẫn về nhiều mặt, bao gồm tích hợp chuỗi ngành vận tải biển, phát triển công nghiệp cảng và công nghệ cảng xanh và thông minh, là công cụ thúc đẩy sự phát triển của Singapore như một trung tâm hàng hải quốc tế. Môi trường kinh doanh thuận lợi của Singapore, chính sách thuế quan hỗ trợ, hệ thống đăng ký và quản lý linh hoạt, thân thiện với người sử dụng liên quan đến tàu và thuyền viên, cũng như nhiều chính sách khuyến khích liên quan đến vận tải biển, tất cả tạo điều kiện tích cực để thu hút một lượng lớn nguồn lực vận tải biển.

Eo biển Malacca, cùng với Singapore, nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Được mệnh danh là “huyết mạch” của vận tải biển, đây là tuyến đường biển kết nối các nước Đông Á, Châu Đại Dương, Nam Á, Tây Á, Châu Phi và Châu Âu. Nằm gần eo biển Malacca là lợi thế địa lý quan trọng nhất của Singapore. Kể từ năm 2000, các nền kinh tế mới nổi ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là Trung Quốc, đã phát triển nhanh chóng, với các ngành công nghiệp sản xuất phức tạp ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN hỗ trợ sự bùng nổ thương mại toàn cầu. Điều này đã thúc đẩy nhu cầu vận chuyển mạnh mẽ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, và điều này cũng đã làm cho lợi thế vị trí địa lý của Singapore càng trở nên nổi bật.

Dựa vào lợi thế địa lý riêng biệt và xây dựng dựa trên sự phát triển của lĩnh vực vận tải hàng hóa truyền thống, Singapore đã thu hút nhiều loại hình doanh nghiệp hàng hải, và từng bước xây dựng một hệ sinh thái ngành vận tải biển toàn diện. Singapore không chỉ tập hợp thành công số lượng lớn nhất các tập đoàn vận tải quốc tế trên thế giới mà còn thu hút các Nhà kinh doanh hàng Quốc tế, làm phong phú thêm mạng lưới kinh doanh vận tải và thương mại ở đất nước này.

Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức từ đại dịch Covid-19 nhưng cảng biển tại Singapore vẫn duy trì vị trí là cảng biển hàng đầu.

Sự tập trung của các Công ty liên quan đến bảo hiểm hàng hải, luật hàng hải và trọng tài, tài trợ vận tải biển và môi giới vận tải biển đã củng cố lĩnh vực dịch vụ vận tải biển của Singapore. Sức mạnh nghiên cứu khoa học của các trường đại học, trung tâm nghiên cứu, công ty công nghệ, công ty khởi nghiệp và các tổ chức khác có trụ sở tại quốc gia này đã tạo ra khả năng đổi mới cho sự phát triển vận tải biển trong tương lai. Ngành hàng hải của Singapore sử dụng 170.000 người, đóng góp 7% GDP của đất nước và là nơi đặt trụ sở của hơn 5.000 công ty.

Singapore cũng đã đóng một vai trò tích cực trong việc đề xuất các lộ trình cho quá trình khử cacbon trong ngành vận tải biển và đã nỗ lực bảo vệ những người đi biển bị mắc kẹt trong cuộc khủng hoảng thay đổi thủy thủ đoàn do đại dịch Covid-19 gây ra. Động lực và hoạt động trên nhiều mặt trận này đã giúp Singapore  luôn đứng đầu bảng xếp hạng. Bất chấp đại dịch, cảng Singapore đã khai thác sản lượng container thông qua cao thứ hai từ trước đến nay với 36,9 triệu TEU. Theo MarineTraffic, 33.133 tàu có trọng tải trên 5.000 tấn cập cảng vào năm 2020. Singapore cũng giữ vị trí là cảng hàng rời hàng đầu, đã khai thác 49,83 triệu tấn hàng hóa trong năm 2020, đạt doanh số cao thứ hai từ trước đến nay và tăng 5% so với năm trước đó.

Theo giám đốc điều hành của MPA – Quah Ley Hoon, 17 tập đoàn vận tải biển quốc tế đã thành lập hoặc mở rộng hoạt động tại Singapore trong năm 2020. Singapore cũng đang đẩy mạnh vai trò của mình như một trung tâm trọng tài và đã cho thấy ​​tăng trưởng 5% các vụ việc được xử lý. Nhưng Singapore không nghỉ ngơi trên vòng nguyệt quế của mình mà tiếp tục lên kế hoạch để tiếp tục phát triển.

Trong tương lai, MPA nói rằng khi cảng thế hệ tiếp theo của họ ở Tuas dần dần bắt đầu hoạt động, phần lớn trong số đó sẽ được số hóa và tự động hóa, nhiều công việc với kỹ năng cao hơn sẽ được tạo ra trong hệ sinh thái cảng với cần nhiều hơn các chuyên gia kỹ thuật hệ thống cần thiết để thiết kế và bảo trì các hệ thống tự động phức tạp. MPA đang nhắm mục tiêu đầu tư nhiều hơn và hy vọng sẽ mang lại 15 tỷ USD cam kết đầu tư kinh doanh từ các công ty vận tải biển từ năm 2020 đến năm 2024. MPA cũng cho biết rằng trong chiến lược xác định và áp dụng công nghệ mới, MPA sẽ hỗ trợ nhiều dự án R&D hàng hải hơn và đặt mục tiêu tăng gấp ba lần số lượng các Công ty khởi nghiệp công nghệ hàng hải được hỗ trợ trong các chương trình của mình vào năm 2025.

[RH_ELEMENTOR id=”1696″]

Dịch vụ Vận chuyển hàng đi Cảng Singapore trọn gói 

Bạn đang cần tìm dịch vụ Vận chuyển hàng đi Cảng Singapore trọn gói từ A-Z. Bên cạnh dịch vụ Vận chuyển hàng đi Cảng Singapore chúng tôi còn cung cấp thông tin, thủ tục về:

  • Các cảng ở Singapore
  • Các cảng biển quốc tế ở Singapore
  • Cảng Singapore ở dầu
  • Mã cảng Singapore
  • Diện tích cảng Singapore
  • Mô hình cảng Singapore
  • Singapore có báo nhiều cảng biển
  • Sản lượng cảng Singapore

[RH_ELEMENTOR id=”1696″]

 Một số dịch vụ liên quan

Gửi hàng đi Singapore 

Vận chuyển hàng đi Singapore bằng đường biển

Mã bưu điện Singapore

Thông tin liên hệ đơn vị cung cấp dịch vụ Vận chuyển hàng đi Cảng Singapore

 

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *