45A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 6, Quận Bình Thành, Hồ Chí Minh

Nhập Fob bán Cif

Phần lớn các doanh nghiệp việt nam đều nhâp – xuất hàng theo điều kiện FOB và CIF . Vậy FOB là gì ? CIF là gì ? Tại sao lại khuyến khích doanh nghiệp nhập fob bán cif. Cùng Top One Logistics trả lời những câu hỏi này phía bên dưới đây Nội dung […]

Nhập Fob bán Cif

Phần lớn các doanh nghiệp việt nam đều nhâp – xuất hàng theo điều kiện FOB và CIF . Vậy FOB là gì ? CIF là gì ? Tại sao lại khuyến khích doanh nghiệp nhập fob bán cif. Cùng Top One Logistics trả lời những câu hỏi này phía bên dưới đây

FOB là gì ?

FOB (Free on Board hay Freight on Board) là điều kiện miễn trách nhiệm của người bán khi hàng hoá, sản phẩm đã được giao hàng lên boong tàu.

Có thể hiểu đơn giản FOB là gì như sau: nếu hàng hoá chưa lên tàu thì mọi trách nhiệm thuộc về người bán (seller). Còn sau khi hàng đã lên tàu thì mọi trách nhiệm, những rủi ro của lô hàng xuất khẩu trong quá trình vận chuyển đều thuộc về người mua (buyer).

FOB là hình thức giao nhận hàng hóa tại cảng của các nước xuất khẩu. Và lan can tàu là điểm chuyển rủi ro của điều kiện FOB. Do đó, nếu hàng hoá được xuất nhập khẩu theo điều khoản FOB thì ta chỉ việc mua phần giá trị của hàng hoá mà không cần mua thêm vận tải và bảo hiểm của hàng hoá đó.

Lưu ý: Giá FOB (giá xuất) không bao gồm phí vận chuyển quốc tế, bảo hiểm của lô hàng tới điểm đến. Nên, người mua hàng (buyer) phải chịu phí thuê phương tiện chở hàng, phí bảo hiểm hàng hóa và các chi phí phát sinh khác trong quá trình vận chuyển hàng hoá về cảng.

FOB là gì ?
FOB là gì ?

Ưu điểm của giá FOB là gì ?

FOB là điều khoản có lợi cho người bán. Cụ thể:

  • Người bán(seller) không phải tìm đơn vị vận chuyển hàng hoá, không mất phí vận chuyển quốc tế và không phải mua bảo hiểm cho hàng hoá. Người bán(seller) cũng không phải liên hệ với nhà cung cấp để hỗ trợ lô hàng tại điểm đến.

Nhược điểm của giá FOB là gì ?

Bên cạnh các ưu điểm thì giá FOB cũng có một số nhược điểm. Như:

  • Bên bán(seller) sẽ luôn nằm trong thế bị động suốt thời gian vận chuyển hàng hóa vì bên mua là người book cước điểm đến. Ví dụ: Bên mua(buyer) sẽ là người thuê tàu, nếu không thỏa thuận thời gian chuẩn bị hàng thì bên bán luôn nằm trong thế bị động. Bên bán có thể gặp khó khăn về việc tập hợp hàng hóa và thời gian chuẩn bị hàng.
  • Khó chủ động được giá thị trường nếu bên bán phải làm việc với nhiều nhà cung cấp. Đặc biệt, trong những thời điểm giá cả thị trường đang biến động như hiện nay.
FOB là gì ?
FOB là gì ?

CIF là gì ?

CIF (Cost, Insurance and Freight) là điều kiện giao hàng nhóm C trong quy định của Incoterm 2010. Điều khoản này được bao gồm tiền hàng, phí bảo hiểm, phí tàu vận chuyển hàng hoá. CIF là điều kiện dùng để quy định rõ trách nhiệm của bên bán(seller) và bên mua(buyer) trong việc vận chuyển hàng hóa.

Trên thực tế, cũng có thể hiểu: CIF là điều kiện để phân chia trách nhiệm cũng như những rủi ro về hàng hóa giữa bên bán(seller) và bên mua(buyer) trong thương mại quốc tế.

Khi áp dụng điều khoản CIF trong giao hàng quốc tế, bên bán(seller) sẽ phải chịu phí vận chuyển bao gồm phí thuê tàu, phí bảo hiểm hàng hóa cho đến khi cập cảng dỡ hàng. Tuy nhiên, bên mua(buyer) cũng phải chịu mọi chi phí liên quan cũng như những rủi ro từ lúc hàng hóa vận chuyển lên tàu tại cảng đi.

Lưu ý: Giá CIF của bên mua (buyer) đã bao gồm phí bảo hiểm và phí vận chuyển quốc tế

Ưu điểm của CIF là gì?

  • Xuất khẩu hàng hóa theo điều kiện giá CIF sẽ có lợi cho bên bán (bên xuất khẩu – seller)

Nhược điểm của CIF là gì?

  • Với điều kiện CIF, bên bán (bên xuất khẩu – seller) chỉ phải trả phí bảo hiểm, phí vận chuyển nhưng không phải chịu những rủi ro về hàng hóa sau khi đã vận chuyển lên tàu và chuyển đến tay bên mua. Do đó, nếu trong quá trình vận chuyển đến tay bên mua gặp phải những rủi ro, tổn thất, thì bên mua hàng(buyer) phải tự làm việc với công ty bảo hiểm nước ngoài do người bán đã chọn tại nước họ. Điều này gây bất lợi cho những người nhập khẩu tại Việt Nam.

CIF là gì ?

So sánh sự khác nhau giữa FOB và CIF là gì ?

Giá FOB và giá CIF có sự giống nhau và khác nhau như thế nào, Cùng Logistics Solution phân biệt giá Cif và Fob dưới đây:

So sánh sự khác nhau giữa FOB và CIF là gì ?
So sánh sự khác nhau giữa FOB và CIF là gì ?

Điểm giống nhau giữa FOB và CIF

  • Giá FOB và giá CIF là 2 trong 11 điều kiện được quy định trong Incoterm 2010 áp dụng cho vận tải đường biển và thuỷ nội bộ.
  • Bên bán(bên xuất khẩu – seller) có trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu và bên mua (bên nhập khẩu – buyer) làm thủ tục nhập khẩu để lấy hàng.
  • Vị trí chuyển trách nhiệm cũng như rủi ro tại cảng xếp hàng là như nhau (cảng đi, lan can tàu)

Khác nhau giữa giá FOB và giá CIF là gì?

Để biết được điểm khác nhau giữa giá CIF và giá FOB là gì cần phải dựa trên các yếu tố sau:

 GIÁ CIFGIÁ FOB
Điều kiện giao hàngCIF (cost, Insurance, Freight) – tiền hàng, bảo hiểm, cước tàuFOB (Free on Board) – giao hàng lên tàu
Phí bảo hiểmBên bán phải mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu, với quy định hợp đồng bảo hiểm tối thiểu 110% giá trị hàng hoáBên bán không phải mua bảo hiểm cho hàng hoá
Trách nhiệm vận tải thuê tàuBên bán phải có trách nhiệm thuê tàu vận chuyển, người mua không cần thuê tàuBên bán không phải thuê tàu, mà bên mua sẽ phải thuê tàu
Địa điểm cuối cùng để kết thúc nghĩa vụMặc dù cả hai điều kiện đều có cùng vị trí chuyển rủi ro là lan can tàu hoặc cảng đi nhưng với CIF, người bán phải có trách nhiệm cuối cùng khi hàng đã cập cảngVị trí chuyển rủi ro là lan can tàu hoặc cảng đi

Cách tính giá FOB

Giá FOB = Giá hàng thành phẩm + chi phí nâng hạ container + chi phí kéo container nội địa + chi phí mở tờ khai hải quan + chi phí xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu khách hàng yêu cầu) + chi phí kẹp trì + chi phí hun trùng kiểm dịch.

Giá FOB (FOB price) là giá tại cửa khẩu bên nước của người bán; đã bao gồm chi phí vận chuyển ra cảng + chi phí làm thủ tục xuất khẩu + thuế + chi phí phát sinh khác trước khi hàng lên tàu. Mức giá này sẽ không bao gồm chi phí vận chuyển đường biển hay phí bảo hiểm đường biển.

Vai trò của người mua và người bán trong hợp đồng FOB

Nghĩa vụ thanh toán

+ Người bán sẽ có trách nhiệm giao hàng lên tàu tại cảng, cung cấp đầy đủ hoá đơn thương mại hoặc chứng từ điện tử có giá trị tương đương, đồng thời cung cấp vận đơn đường biển để làm bằng chứng giao hàng.

+ Người mua sẽ có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí tiền hàng cho người bán đúng như cam kết đã ghi rõ trong hợp đồng mà 2 bên đã ký.

Giấy phép và các thủ tục

+ Người bán có trách nhiệm chủ động làm thủ tục xuất khẩu, đông thời cung cấp giấy phép xuát khẩu để lô hàng đủ điều kiện xuất đi.

+ Người mua có trách nhiệm chuẩn bị giấy phép xuất khẩu, đồng thời, hoàn tất thủ tục hải quan theo quy định pháp luật hiện hành nhằm mục đích đảm bảo rằng lô hàng được phép nhập khẩu vào quốc gia và vùng lãnh thổ của họ.

Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm

+ Người bán chịu chi phi và rủi ro trong hợp đồng vận chuyển lô hàng từ kho nội địa đến cảng. Chi phí và rủi ro này sẽ được kết thúc và chuyển giao cho bên người mua sau khi hàng được đưa lên tàu.

+ Người mua có trách nhiệm thanh toán chi phí vận chuyển hàng từ cảng đi chỉ định đến cảng đến cuối cùng, đó có thể là kho nội địa hoặc là cảng dỡ hàng, tuỳ vào thoả thuận 2 bên. Người mua không bắt buộc phải mua hợp đồng bảo hiểm nếu họ không muốn.

Giao hàng

+ Hàng hoá sẽ được người bán vận chuyển từ cảng xuất chỉ định. Đồng thời người bán chịu trách nhiệm chi trả chi phí cho việc lô hàng được đưa lên tàu.

+ Còn đối với người mua, họ sẽ nhận hàng thuộc quyền sở hữu của mình ngay sau khi lô hàng đã được bốc lên tại cảng đến.

Chuyển giao rủi ro

+ Sau khi hàng được đưa lên boong tàu, toàn bộ chi phí được chuyển giao từ người bán sang người mua.

+ Người mua nhận những rủi ro được chuyển giao từ bên người bán sau khi hàng được đưa qua lan can tàu. Rủi ro này bao gồm cả mất mát trong quá trình vận chuyển.

Cước phí

+ Người bán sẽ chịu chi trả toàn bộ chi phí cho đến khi hàng được đặt lên boong tàu. Trong đó đã bao gồm chi phí khai hải quan, thuế,…

+ Người mua sẽ phải trả cước vận chuyển lô hàng tính từ lúc hàng được đặt lên boong.

Thông tin người mua

+ Người bán có trách nhiệm thông báo hàng đã được chuyển giao qua lan can tàu hoàn toàn.

+ Người mua cần thông báo hàng đã được chất lên tàu, cần cung cấp thông tin về tên tàu, cảng chỉ định.

Bằng chứng giao hàng

+ Người bán có trách nhiệm cung cấp cho người mua chứng từ vận tải giao hàng từ kho ra cảng để làm bằng chứng về việc giao hàng.

+ Người mua sẽ phải cung cấp bằng chứng vận chuyển hàng hoá cho người bán, phổ biến nhất chính là vận đơn.

Kiểm tra – Đóng gói – Ký hiệu hàng hoá

+ Người bán cần chi trả toàn bộ chi phí cho việc kiểm tra và quản lý chất lượng lô hàng. Cần thông báo cho người mua trong trường hợp hàng được đóng gói đặc biệt.

+ Người mua phải chịu mọi chi phí phát sinh nếu như lô hàng được hải quan của nước xuất khẩu kiểm tra.

Nghĩa vụ, trách nhiệm khác

+ Người bán phải hỗ trợ những thông tin và chứng từ cần thiết để đảm bảo việc vận chuyển và giao hàng tới điểm đích.

+ Người mua phải trả tất cả chi phí phát sinh để có được những chứng từ liên quan.

Tại sao lại khuyến khích doanh nghiệp nhập FOB bán CIF ?

Khi “nhập FOB xuất CIF”, quyền chủ động phương tiện thuộc về nhà kinh doanh xuất khẩu Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ được nhận ưu đãi mà hãng tàu dành cho, có thể chọn lựa được những hãng tàu rẻ hơn giá đã tính cho nhà nhập khẩu bên kia.

Thêm vào đó khi thuê những hãng tàu của Việt Nam, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng nhận được các chứng từ cần thiết để giải quyết nhanh, tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả cho việc giao nhận, thanh toán tiền hàng.  Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp vì thế cũng tăng, giảm được ngoại tệ chảy ra nước ngoài, tạo điều kiện cho ngành vận tải biển Việt Nam phát triển.

Nói cách khác, khi giao hàng giá CIF, đối với doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp sẽ thu được trị giá ngoại tệ cao hơn so với việc xuất khẩu theo điều kiện FOB. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thiếu vốn, có thể dùng thư tín dụng (L/C) thế chấp tại ngân hàng, sẽ vay được số tiền cao hơn. Doanh nghiệp rất chủ động trong việc giao hàng, không phải lệ thuộc vào việc điều tàu (hoặc container) do người nhập khẩu chỉ định. Đôi khi vì lệ thuộc vào khách nước ngoài, tàu đến chậm làm hư hỏng hàng hoá đã tập kết tại cảng hoặc trong kho, nhất là hàng nông sản.

fob và cif

Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm và tàu (hoặc container):

+ Các công ty này của Việt Nam rất thiếu việc làm, nếu các DN liên hệ mua bảo hiểm hàng hoá và thuê tàu (container) trong nước, chắc chắn sẽ làm tăng doanh số cho các doanh nghiệp này, giải quyết thêm việc làm cho cộng đồng của chúng ta hơn là để các công ty nước ngoài thu được phí bảo hiểm và cước tàu.

+ Khi nhập khẩu giá FOB, các doanh nghiệp trả tiền ký quỹ để mở L/C ít hơn

+ Nếu nhập giá CIF, khi khách nước ngoài giao hàng, sau 3 ngày họ đã điện đòi tiền, nhưng nhập FOB thì khi hàng cập cảng doanh nghiệp nhập khẩu mới phải trả tiền cước tàu, doanh nghiệp không bị dồn vốn, hoặc không phải trả lãi vay ngân hàng cho khoản tiền cước tàu, giảm được giá thành hàng nhập khẩu.

Một số dịch vụ liên quan 

Thủ tục xin cấp c/o 

1pl, 2pl, 3pl, 4pl,5pl là gì

Hải quan tiếng anh là gì

b/l là gì

Kho ngoại quan là gì ?

Incoterm incoterm là gì

Những bất cập của đội tàu biển vận tải Việt Nam

Phân loại dịch vụ logistics

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *