45A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 6, Quận Bình Thành, Hồ Chí Minh

thủ tục nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời

Thủ tục nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời là gì? Quy trình nhập khẩu ra sao? Bộ hồ sơ gồm gì? Nơi đăng ký? Vận Tải Top One Logistics sẽ làm rõ ngay trong bài viết dưới đây. Nội dung bài viếtĐèn năng lượng mặt trời là gì?Ưu nhược điểm của đèn năng lượng […]

thủ tục nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời

Thủ tục nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời là gì? Quy trình nhập khẩu ra sao? Bộ hồ sơ gồm gì? Nơi đăng ký? Vận Tải Top One Logistics sẽ làm rõ ngay trong bài viết dưới đây.

Đèn năng lượng mặt trời là gì?

Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, đèn năng lượng mặt trời ra đời đã mang đến giải pháp chiếu sáng hoàn hảo hơn cho con người. Đây là loại đèn chiếu sáng nhờ sử dụng năng lượng mặt trời. Nguyên lý hoạt động của đèn năng lượng mặt trời (đèn Led) là vào ban ngày, khi bức xạ mặt trời chiếu vào các tấm pin năng lượng thì quang năng sẽ được biến đổi thành điện năng.

Sau đó dòng điện sẽ được đưa đến bộ điều khiển và sạc vào ắc quy (pin) để tích trữ nguồn điện. Khi trời tối, hệ thống đèn led năng lượng mặt trời sẽ tự động bật sáng và tắt khi trời sáng.

Đèn Led năng lượng mặt trời được sáng tạo nhằm mục đích bảo vệ môi trường, tận dụng nguồn năng lượng có sẵn trong tự nhiên. Chúng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực chiếu sáng như lắp đặt ở công viên, đèn đường, sân vườn, nhà xưởng, khu đô thị,…

Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu đèn led, hiểu được khái niệm và cấu tạo của sản phẩm này là rất quan trọng. Điều đó giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc xác định mã hàng và làm thủ tục nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời. Cấu tạo của thiết bị này bao gồm các bộ phận:

  • Tấm pin năng lượng mặt trời: Đây là bộ phận quan trọng nhất làm nên công năng của thiết bị. Chúng có thể được lắp liền với đèn hoặc là tấm pin rời. Tấm pin này có tác dụng hấp thụ ánh sáng mặt trời. Sau đó chuyển quang năng thành điện năng thành nguồn năng lượng chiếu sáng.
  • Điều khiển: Bộ phận này có chức năng ngắt dòng điện khi pin đã đầy. Đồng thời có chức năng bật tắt đèn khi có sự thay đổi giữa sáng và tối.
  • Bóng đèn LED năng lượng mặt trời: Bóng đèn Led có khả năng chiếu sáng tốt, công suất và số bóng Led cũng rất đa dạng.
  • Thân đèn: Bộ phận này làm từ nhựa cao cấp, nhôm hoặc đồng, mặt kính cường lực.
  • Công tắc: Là một nút nhỏ dùng để ngắt nguồn điện khi đèn không sử dụng nữa.

[RH_ELEMENTOR id=”1720″]

Đèn năng lượng mặt trời là gì?

Ưu nhược điểm của đèn năng lượng mặt trời

Công nghệ chiếu sáng đang có bước phát triển mạnh mẽ nhờ tận dụng tối đa nguồn năng lượng mặt trời. Sự ra đời của đèn Led năng lượng mặt trời là một bước đột phá mang lại nhiều lợi ích to lớn cho con người.

Ưu điểm của đèn năng lượng mặt trời

Nhờ sử dụng nguồn năng lượng mặt trời nên đèn led năng lượng mặt trời có những ưu điểm nổi bật mà loại đèn sử dụng điện năng thông thường không thể có được:

  • Tiết kiệm điện: Đây là ưu điểm nổi trội khiến loại đèn này rất được ưa chuộng hiện nay. Sử dụng đèn năng lượng mặt trời sẽ giúp bạn tiết kiệm được hóa đơn tiền điện một cách đáng kể.
  • Thiết kế cảm ứng hiện đại: Đèn led có khả năng tự động bật tắt khi thay đổi giữa trời sáng và tối. Đây là thiết kế hiện đại giúp hạn chế tiêu hao năng lượng. Nhờ vậy mang đến những trải nghiệm thú vị cho người dùng.
  • Tận dụng năng lượng tự nhiên, không gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí.
  • Không bị phụ thuộc vào điện lưới quốc gia: với đèn led năng lượng mặt trời, bạn có thể sử dụng bất cứ lúc nào mà không lo hệ thống điện lưới bị trục trặc, rất an toàn khi sử dụng vào ban đêm.
  • Đèn Led sử dụng ánh sáng trắng dịu mát, nguồn sáng tốt hơn và ổn định hơn so với bóng đèn truyền thống.
  • Thời gian chiếu sáng của đèn led khá lâu. Từ 8-10 tiếng. Nguồn điện được tái tạo liên tục.
  • Pin đèn có tuổi thọ cao. Tuổi thọ có thể lên đến hơn 20 năm. Đèn ít phải bảo dưỡng. Do đó tiết kiệm chi phí hơn cho người dùng.
  • Cách lắp đặt dễ dàng, không cần đào rãnh hay lắm dây cáp ngầm, các thiết bị đo khác. Nhờ đó tiết kiệm được chi phí.
  • Mạch điện áp thấp nên không có nguy cơ bị giật, cháy nổ.
  • Ứng dụng được ở nhiều khu vực, kể cả những khu vực có địa hình khó khăn, khó lắp đặt điện lưới quốc gia.

[RH_ELEMENTOR id=”1720″]

Nhược điểm của đèn led năng lượng mặt trời

Bên cạnh hàng loạt những ưu điểm như trên thì đèn led năng lượng mặt trời cũng có những nhược điểm nhất định.

  • Phụ thụ vào nguồn năng lượng mặt trời nên những ngày trời mưa, ít nắng đèn có thể hoạt động không tốt.
  • Vị trí lắp đặt phải thông thoáng để tấm pin nhận được nhiều bức xạ nhiệt nhất trong ngày.
  • Đèn led năng lượng mặt trời có giá cao hơn các loại đèn thông thường. Do đó chi phí đầu tư ban đầu sẽ tốn hơn.

[RH_ELEMENTOR id=”1720″]

Ưu nhược điểm của đèn năng lượng mặt trời

Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời

Đèn năng lượng mặt trời là sản phẩm được nhập khẩu rất nhiều hiện nay. Do đó để đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn với người dùng, Bộ Công Thương yêu cầu các mặt hàng đèn năng lượng mặt trời khi nhập khẩu phải được đăng ký và công bố hợp quy. Sản phẩm cần được công bố các thông số, thông tin kỹ thuật và các tính năng trên trên nhãn dán.

Dẫn chứng pháp lý

Thủ tục nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời được tiến hành dựa trên căn cứ pháp lý sau:

  • Thông tư số 08/2019/TT-BKHCN: Đây là thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho các sản chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời hay chiếu sáng bằng công nghệ Led. Theo đó mặt hàng đèn led khi nhập khẩu vào Việt Nam phải thực thử nghiệm, chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn QCVN 19:2019/BKHCN.
  • Thông tư 27/2012/TT-BKHCN: Thông tư này quy định danh mục hàng hóa nhóm 2 – các mặt hàng có khả năng gây mất an toàn cần. Hoặc các mặt hàng không nằm trong nhóm 2 nhưng vẫn được cảnh cáo là gây mất an toàn thì đều phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam. Đèn năng chiếu sáng lượng mặt trời cũng thuộc nhóm mặt hàng này nên bắt buộc phải kiểm tiến hành kiểm tra chất lượng.
  • Quyết định số 4889/QĐ-BCT: Quyết định hướng dẫn công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn cho mặt hàng đèn chiếu sáng Led.

[RH_ELEMENTOR id=”1720″]

Dựa vào căn cứ pháp lý như trên thủ tục nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời có quy trình như sau:

  • Trong khi thông quan: Doanh nghiệp nhập khẩu cần đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa theo thông tư 27/2012/TT-BKHCN. Đồng thời đơn vị nhập khẩu phải cam kết chất lượng mặt hàng đèn Led phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2019/BKHCN theo thông tư 08/2019/TT-BKHCN. Doanh nghiệp cũng phải cam kết chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm đèn năng lượng mặt trời nhập khẩu về.
  • Cơ quan kiểm tra xác nhận doanh nghiệp đã đăng ký kiểm tra chất lượng đèn led nhập khẩu trên bản đăng ký của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ nộp giấy đã xác nhận này cho hải quan để được thông quan hàng hóa.
  • Sau khi thông quan, để có thể lưu hành sản phẩm đèn led ra thị trường, doanh nghiệp nhập khẩu tiến hành lấy mẫu kiểm tra chất lượng, đo hiệu suất năng lượng, công bố hợp quy và dán nhãn cho sản phẩm. Thực hiện song tất cả quy trình này mới được phép lưu hành mặt hàng đèn led ra thị trường.

Các thông tư văn bản về nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời

Phần trên là các thông tư, quyết định làm căn cứ pháp lý để xây dựng thủ tục nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời. Cụ thể như sau:

  • Điều 1, thông tư số 08/2019/TT-BKHCN: Đèn chiếu sáng công nghệ Led thuộc quản lý của Bộ khoa học công nghệ và cần đạt quy chuẩn QCVN 19:2019/BKHCN.
  • Điều 4, thông tư số 08/2019/TT-BKHCN: Từ 1/6/2020 các sản phẩm chiếu sáng trong nước và nhập khẩu phải đáp ứng tất cả các yêu cầu của quy chuẩn QCVN 19:2019/BKHCN.
  • Khoản 3.1, thông tư số 08/2019/TT-BKHCN quy định: Các sản phẩm chiếu sáng LED phải được công bố hợp quy, phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, phải gắn dấu hợp quy CR và ghi nhãn hàng hóa.
  • Khoản 3.3, thông tư số 08/2019/TT-BKHCN quy định: Các sản phẩm đèn năng lượng mặt trời nhập khẩu cần đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng. Mặt hàng này thuộc trách nhiệm quản lý của bộ khoa học công nghệ.
  • Khoản 1, Điều 2, thông tư 27/2012/TT-BKHCN quy định các mặt hàng tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn cần phải được kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trước khi lưu thông.
  • Điều 1, Quyết định số 4889/QĐ-BCT: hướng dẫn công bố hiệu suất, dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đèn chiếu sáng năng lượng mặt trời.

[RH_ELEMENTOR id=”1720″]

Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời

Quy định về thuế nhập khẩu và HS code đèn năng lượng mặt trời

Đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu, để biết chính xác về thuế nhập khẩu và các chính sách áp dụng với mặt hàng này thì điều đầu tiên người nhập khẩu nên làm là tra cứu mã HS code của sản phẩm. Để tra cứu được mã HS code phù hợp với mỗi sản phẩm đèn chiếu sáng công nghệ Led bạn cần dựa trên tính năng, thành phần, cấu tạo của chúng.

Quy định về thuế nhập khẩu

Với mặt hàng đèn chiếu sáng năng lượng mặt trời (bóng đèn đi -ốt phát quang) có thuế VAT là 10%, thuế nhập khẩu thông thường là 5 %, thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%. Nếu nhập hàng từ Trung Quốc với CO Form E thì thuế nhập khẩu là 0%.

Mã HS Code

Căn cứ để xác định mã HS code chính là hàng hóa thực tế, catalogue, tài liệu kỹ thuật doanh nghiệp nhập khẩu cung cấp. Cục kiểm định hải quan sẽ giám định sản phẩm, cùng với đó là kết quả kiểm tra thực tế của cơ quan hải quan. Đây là cơ sở pháp lý để áp mã cho mặt hàng đèn led.

Theo công văn của Tổng cục hải quan thì mặt hàng đèn chiếu sáng năng lượng mặt trời thuộc nhóm 8539 và 9405 trong biểu thuế xuất nhập khẩu. Người nhập khẩu có thể căn cứ vào đây để kiểm tra mã phù hợp. Dưới đây là mã HS và thuế nhập khẩu của một số loại đèn phổ biến.

  • Mã HS 85395000: Đèn điốt phát quang (LED) – thuế VAT là 10%, thuế nhập khẩu thông thường là 5 %, thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%.
  • Mã HS 94051091: Đèn rọi – thuế VAT là 10%, thuế nhập khẩu thông thường là 7.5 %, thuế nhập khẩu ưu đãi là 5%.

Ngoài ra để tra cứu mã HS phù hợp, doanh nghiệp nhập khẩu cần kiểm tra mã HS của các thiết bị kèm theo như bộ giá đỡ, tấm pin năng lượng mặt trời….

[RH_ELEMENTOR id=”1720″]

Quy định về thuế nhập khẩu và HS code đèn năng lượng mặt trời

Hướng dẫn thủ tục hải quan nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời

Ngoài việc căn cứ trên các văn bản, thông tư thì thủ tục hải quan chính là bước quan trọng trong thủ tục nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời. Doanh nghiệp nhập khẩu cần chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ, giấy tờ cần thiết. Khi đã nắm được quy trình, thủ tục thông quan, bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ như dưới đây:

Các loại hồ sơ cần chuẩn bị

  • Vận đơn
  • Hóa đơn thương mại
  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
  • Tờ khai hải quan
  • Hợp đồng mua bán

Nơi đăng ký hồ sơ / ban ngành

Nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời là quá trình trải qua nhiều bước với nhiều loại hồ sơ khác nhau. Đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm được thực hiện tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi có cửa cẩu. Hoặc đăng ký ở điểm kiểm tra trên địa bàn quản lý hàng hóa đến. Đăng ký hợp quy cho sản phẩm đèn năng lượng mặt trời trên cổng thông tin một cửa quốc gia.

Hồ sơ hải quan sẽ được nộp tại Chi cục hải quan nơi có cửa khẩu, sân bay lô hàng được nhập về để thuận tiện nhất cho việc đi lại, vận chuyển lô hàng về kho bảo quản.

Chuẩn bị hồ sơ, chứng từ

Người nhập khẩu cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ ở phần trên. Ngoài ra đối với mặt hàng đèn led năng lượng mặt trời thì các loại giấy tờ bạn lưu ý cần phải có đó là:

  • Giấy chứng nhận hợp quy còn thời hạn sử dụng
  • Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn QCVN 19:2019/BKHCN
  • Giấy công bố hiệu suất năng lượng, dán nhãn sản phẩm
  • Tờ khai giá trị

[RH_ELEMENTOR id=”1720″]

Hướng dẫn thủ tục hải quan nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời

Dịch vụ hải quan thủ tục hải quan nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời

Bạn đang cần tìm tìm dịch vụ hải quan thủ tục hải quan nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời từ A-Z:

  • Lấy hàng tại xưởng nhà sản xuất,
  • Book tàu vận chuyển đường biển về cảng
  • Xin giấy phép hoặc làm các thủ tục hải quan kiểm tra chuyên ngành (nếu có)
  • Khai báo và thông quan hải quan
  • Vận chuyển từ cảng đến tận kho của bạn
  • Tham vấn giá sau thông quan (nếu có)
  • Hỗ trợ làm dịch vụ khai báo thủ tục hải quan nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời
  • Kinh nghiệm dày dạn, xử lí các vấn đề triệt để, hiệu quả.
  • Giá cả hợp lý, rẻ nhất thị trường.
  • Quy trình làm dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời chuyên nghiệp, đầy đủ tính pháp lí.
  • Đảm bảo tiến độ nhập khẩu thông quan hàng hóa.
  • Sẵn sàng tháo gỡ mọi vấn đề phát sinh mà doanh nghiệp vướng mắc trong quá trình làm sử dụng dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời của chúng tôi

[RH_ELEMENTOR id=”1720″]

Ngoài dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời chúng tôi chuyên làm

Thông tin liên hệ thủ tục hải quan nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời

Vận Tải Top One Logistics đã nêu rõ toàn bộ những điều cần biết về thủ tục nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời. Chúng tôi hy vọng những chia sẻ trên sẽ hỗ trợ cho công việc của bạn.

[RH_ELEMENTOR id=”1720″]

 Một số dịch vụ liên quan 

Dịch vụ làm tờ khai hải quan tại Bình Dương 

Thủ tục nhập khẩu đồng hồ đeo tay

Thủ tục nhập khẩu đồng

Thủ tục nhập khẩu dược liệu

Thủ tục nhập khẩu dây chuyền đồng bộ

Thủ tục nhập khẩu cpu máy tính

Thủ tục nhập khẩu công tắc điện

Thủ tục nhập khẩu cồn công nghiệp

Thủ tục nhập khẩu cát

Thủ tục nhập khẩu cà phê hạt

Thủ tục nhập khẩu bu lông ốc vít

Thủ tục nhập khẩu bột giặt

Thủ tục nhập khẩu bình chứa khí gas

Thủ tục nhập khẩu bỉm

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *