Nhu cầu sử dụng máy chạy bộ đang ngày càng tăng cao. Vậy thủ tục nhập khẩu máy chạy bộ có gì ? Thuế là bao nhiêu ? Hồ sơ như thế nào ? Vận Tải Top One Logistics sẽ giải đáp qua bài viết dưới đây.
Máy chạy bộ phòng Gym là gì?
Máy chạy bộ phòng Gym là thiết bị được sử dụng để chạy bộ. Chúng được đặt cố định tại các trung tâm thể hình hoặc được đặt ngay tại nhà. Cấu tạo của máy chạy bộ bao gồm phần khung sườn, động cơ và thảm chạy bộ. Nhờ sự tác động của lực được tạo ra từ chân người tập lên thảm chạy khiến cho băng chuyền chuyển động và máy hoạt động.
Máy tập chạy bộ phòng Gym mang đến cho người tập nhiều bài tập chạy bộ khác nhau mà không cần phải ra ngoài. Đồng thời tránh được các chấn thương không đáng có.
Hiện nay, máy chạy bộ có hai loại phổ biến là máy chạy bộ cơ và máy chạy bộ điện. Trong đó máy chạy bộ cơ sử dụng lực chạy từ chân giúp cho bàn chạy hoạt động. Máy chạy bộ điện hoạt động nhờ sử dụng điện năng và motor để bàn chạy hoạt động. Máy chạy bộ cũng gồm 2 loại khác nhau. Đó là máy chạy bộ điện đơn năng chỉ dùng để chạy bộ. Máy chạy bộ điện đa năng tích hợp nhiều bài tập cho người dùng như gập bụng, tạ tay, đầu rung massage,…Tùy vào nhu cầu sử dụng, người dùng có thể lựa chọn máy tập phù hợp.
[RH_ELEMENTOR id=”1720″]
Máy chạy bộ phòng Gym là gì?
Ưu nhược điểm của máy chạy bộ phòng Gym
Hiện nay, máy chạy bộ được nhiều người ưa chuộng bởi những ưu điểm vượt trội. Đó là lý do rất nhiều doanh nghiệp nhập khẩu loại máy này về để cung cấp ra thị trường.
Ưu nhược điểm của máy chạy bộ điện
Ưu điểm
- Với máy chạy bộ điện, người tập có thể tập bất cứ lúc nào rảnh rỗ mà không phải lo sợ nắng, mưa, bụi bặm ngoài đường.
- Tập trong nhà giúp tránh được những sự cố, chấn thương hoặc những nguy hiểm bên ngoài.
- Tránh được ánh nhìn của mọi người xung quanh khi có thân hình không mong muốn.
- Chỉ cần thay đổi tốc độ là bất kỳ ai cũng có thể tập luyện được.
- Máy chạy bộ giúp tăng cường sức khỏe cho người tập, đẩy lùi được bệnh tật.
- Máy giúp làm giảm áp lực lên các khớp của toàn bộ cơ thể nhât là phần đầu gối, lương dưới, mắt cá chân. Đồng thời giúp giảm căng thẳng cho người tập.
- Có thể tập nhiều bài tập khác nhau như gập bụng, xoay eo,…Đồng thời vẫn có thể làm việc khác trong khi tập như nghe nhạc, xem phim,….
- Một số máy có tính năng tính toán nhịp tim, số bước và lượng calo bị đốt cháy.
Nhược điểm:
- Giá thành cao. Máy chạy bộ điện có giá từ 8 triệu trở nên không rẻ với nhiều người.
- Một số máy tạo ra tiếng ồn gây khó chịu.
- Nếu tập luyện không đúng cách, máy chạy bộ điện vẫn có thể gây những tác động không tốt đến đầu gối, xương hông, mắt cá chân.
Ưu nhược điểm của máy chạy bộ cơ
Ưu điểm
- Sử dụng máy chạy bộ cơ không tốn điện năng.
- Thiết kế máy nhỏ gọn, đơn giản, không chiếm nhiều diện tích.
- Giá thành rẻ hơn so với máy chạy bộ điện.
- Máy dùng sức người để luyện tập. Do đó giúp đốt cháy năng lượng nhiều hơn lượng calo dư thừa.
- Màn hình hiển thị các thông số về tốc độ, nhịp tim, calo tiêu thụ… thông qua bộ cảm biến giúp người tập dễ dàng theo dõi quá trình tập luyện.
Nhược điểm
- Người tập cảm thấy nhanh mệt và chán nản.
- Máy chỉ phù hợp với người có sức khỏe tốt, cần nhiều sức để luyện tập.
[RH_ELEMENTOR id=”1720″]
Ưu nhược điểm của máy chạy bộ phòng Gym
Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu máy chạy bộ phòng Gym
Không chỉ có các trung tâm thể thao, thể hình có nhu cầu mua máy chạy bộ. Nhiều cá nhân, gia đình cũng mong muốn sở hữu những chiếc máy chạy bộ phòng Gym ngay tại nhà để có thể chủ động cho việc rèn luyện sức khỏe. Chính vì thế nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này ngày càng tăng cao. Thủ tục nhập khẩu máy chạy bộ phòng Gym vì thế cũng rất được quan tâm. Vậy đâu là chính sách và căn cứ pháp lý để nhập khẩu mặt hàng máy chạy bộ?
Dẫn chứng pháp lý
Được biết các dụng cụ tập luyện thể thao và máy chạy bộ phòng Gym có thể được nhập khẩu hoàn toàn bình thường vào Việt Nam. Điều này dựa trên các cơ sở pháp lý dưới đây:
- Nghị định số 187/2013/NĐ-CP về việc thi hành Luật thương mại đã nêu ra rất chi tiết những mặt hàng nào không được phép nhập khẩu vào Việt Nam, những mặt hàng nào thuộc diện hàng hóa chịu quản lý chuyên ngành và cần phải xin giấy phép nhập khẩu. Trong danh sách đen này, không có sự xuất hiện của mặt hàng máy chạy bộ phòng Gym. Do đó cá nhân, doanh nghiệp hoàn toàn có thể nhập khẩu mặt hàng này một cách bình thường.
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP về Luật quản lý ngoại thương cũng nêu danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu và nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện được quy định. Dụng cụ thể hình nói chung và máy chạy bộ tập Gym nói riêng không thuộc danh mục các loại hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện.
- Thông tư số 04/2014/TT-BCT hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Nghị định số 187/2013/NĐ-CP có nêu danh sách các mặt hàng đã qua sử dụng bị cấm nhập khẩu. Trong đó không mặt hàng máy chạy bộ phòng Gym.
Với những căn cứ pháp lý như trên có thể thấy rằng, mặt hàng máy chạy bộ phòng Gym cả cũ và mới đều có thể nhập khẩu vào Việt Nam. Và thủ tục nhập khẩu máy chạy bộ phòng Gym là hoàn toàn giống như các loại hàng hóa thông thường khác.
Các thông tư văn bản về nhập khẩu máy chạy bộ phòng Gym
Mặc dù không có một thông tư, văn bản nào quy định riêng cho mặt hàng máy chạy bộ phòng Gym. Tuy nhiên, những văn bản trên đã đủ chứng minh mặt hàng này có thể nhập khẩu bình thường. Thực tế đã có rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu thành công hàng hóa này về Việt Nam. Điều này dựa trên các điều khoản cụ thể của các thông tư văn bản ở trên.
- Điều 5, Nghị định số 187/2013/NĐ-CP quy định hóa cấm xuất nhập khẩu. Kèm theo đó là phụ lục I công bố chi tiết danh sách các mặt hàng này. Mặt hàng máy chạy bộ phòng Gym không nằm trong danh sách của phụ lục I.
- Điều 6, Nghị định số 187/2013/NĐ-CP kèm theo đó là phụ lục II, quy định danh sách các mặt nhập khẩu phải có giấy phép và đáp ứng điều kiện của các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Trong danh sách phụ lục II không có mặt hàng máy chạy bộ phòng Gym. Vì thế cá nhân, doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm khi làm thủ tục nhập khẩu máy chạy bộ phòng Gym.
- Phụ lục I kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BCT là danh sách các mặt hàng đã qua sử dụng không được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Theo đó, máy chạy bộ phòng Gym cũng không có trong danh sách này. Các doanh nghiệp có thể cân nhắc để nhập khẩu mặt hàng đã qua sử dụng. Tất nhiên để thông quan dễ dàng cần có đầy đủ các giấy chứng sản phẩm có đủ tiêu chuẩn nhập khẩu.
Như vậy, việc nhập khẩu máy chạy bộ phòng Gym không có gì khác biệt. Quy trình nhập khẩu được thực hiện theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Kiểm tra thông tin để đảm bảo toàn bộ các chứng từ hàng hóa có sự thống nhất, hợp lệ với số liệu chính xác. Các loại chứng từ bao gồm hóa đơn thương mại, vận đơn, tờ khai, hợp đồng thương mại, phiếu đóng gói hàng hóa,….
- Bước 2: Mở tờ khai hải quan điện tử. Lưu ý trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu máy chạy bộ phòng Gym cần nhập số liệu chính xác. Kiểm tra kỹ lưỡng các tiêu chí. Tránh để xảy ra những sai sót không đáng có, làm mất thời gian làm lại.
- Bước 3: Truyền tờ khai để lấy kết quả phân luồng. Phụ thuộc vào kết quả phân luồng là xanh, vàng hay đỏ mà thực hiện các bước tiếp theo như nộp hồ sơ giấy, kiểm hóa hay thông quan.
- Bước 4: Sau khi hoàn tất thủ tục nhập khẩu máy chạy bộ phòng Gym thì thực hiện ký hải quan giám sát. Cuối cùng là đưa hàng hóa rời cảng.
Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu máy chạy bộ phòng Gym
Quy định về thuế nhập khẩu và mã HS code
Luật thuế xuất nhập khẩu 107/2016/QH13 quy định nghĩa vụ phải đóng thuế đối với các loại hàng hóa nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.
Quy định về thuế nhập khẩu
Căn cứ để tính thuế nhập khẩu cho mặt hàng máy chạy bộ phòng Gym dựa vào phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm. Quy định này được áp dụng cho từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế. Mặt hàng máy chạy bộ phòng Gym được áp dụng các loại thuế bao gồm thuế VAT và thuế nhập khẩu ưu đãi. Trong đó thuế nhập khẩu ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước, vùng lãnh thổ có quan hệ đối tác tự do thương mại với Việt Nam.
Theo đó, khi nhập khẩu máy chạy bộ phòng Gym mới 100% về Việt Nam thì thuế VAT là 10%, thuế nhập khẩu ưu đãi được áp dụng là 5%. Nếu như doanh nghiệp có giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ là Form E, D, VK hoặc VJ,….thì được hưởng thuế ưu đãi nhập khẩu là 0%.
Mã HS Code
Mã HS code là vấn đề người nhập khẩu không thể không quan tâm đến khi nhập khẩu mặt hàng máy chạy bộ phòng gym. Đây là mã số dùng để phân loại các mặt hàng xuất nhập khẩu được thống nhất sử dụng trên toàn thế giới.
Dựa vào mã HS code này, cơ quan hải quan sẽ áp dụng các chính sách và mức thuế theo quy định đối với mặt hàng bạn nhập khẩu. Vậy mới mặt hàng máy chạy bộ phòng Gym thì mã HS code là bao nhiêu?
Căn cứ vào biểu thuế nhập khẩu năm 2020 thì mặt hàng máy chạy bộ phòng gym thuộc chương 95, nhóm 9506. Nhóm này bao gồm các dụng cụ, thiết bị được sử dụng cho mục đích tập luyện thể thao nói chung. Như các dụng cụ thiết bị cho môn điền kinh, bóng bàn…. Cụ thể thì mặt hàng máy chạy bộ phòng gym sẽ có mã HS code là 95069100. Đây là mã hàng hóa dành cho các mặt hàng, thiết bị tập luyện tập thể dục hoặc điền kinh.
Theo đó với mã HS code là 95069100 thì thuế nhập khẩu ưu đãi của mặt hàng máy chạy bộ là 5%. Nếu CO có Form E, D, VK hoặc VJ thì thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%.
Quy định về thuế nhập khẩu và mã HS code
Hướng dẫn thủ tục hải quan nhập khẩu máy chạy bộ phòng Gym
Một số người cảm thấy lo lắng khi làm thủ tục nhập khẩu máy chạy bộ phòng Gym. Tuy nhiên thực tế thủ tục này không hề phức tạp. Chỉ cần người nhập khẩu chuẩn bị kỹ càng các loại hồ sơ giấy tờ và kiểm tra đầy đủ các thông tin. Đồng thời không để xảy ra sai sót là có thể thông quan dễ dàng.
Các loại hồ sơ cần chuẩn bị
Đối với mặt hàng máy chạy bộ phòng Gym khi nhập khẩu không cần kiểm tra chất lượng hay xin giấy phép nhập khẩu. Do đó, thủ tục nhập khẩu máy chạy bộ phòng Gym sẽ được thực hiện theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC. Bộ hồ sơ hải quan bao gồm các loại chứng từ sau:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu
- Hóa đơn thương mại hoặc các loại giấy tờ có giá trị tương tự.
- Phiếu đóng gói hàng hóa máy móc
- Vận đơn của mặt hàng máy chạy bộ phòng Gym
- Hợp đồng mua bán máy chạy bộ
- Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ máy chạy bộ
- Hình ảnh, tài liệu kỹ thuật về thiết bị máy móc
Nơi đăng ký hồ sơ / ban ngành
Người nhập khẩu máy chạy bộ phòng gym cần lưu ý chuẩn bị hồ sơ trước ngày hàng hóa được vận chuyển đến. Hồ sơ hải quan sẽ được nộp trực tiếp tại Chi cục hải quan thuộc tỉnh, thành phố nơi có hàng hóa cập cảng. Nếu các thông tin, chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan hợp lệ và đầy đủ thì có thể thông quan hàng hóa ngay.
Như vậy có thể thấy, thủ tục nhập khẩu máy chạy bộ phòng Gym mới 100% không quá phức tạp. Bạn có thể tự mình thực hiện quy trình nhập khẩu. Tuy nhiên nếu bạn muốn nhanh và tiết kiệm thời gian để làm việc khác thì đừng ngại nhờ đến dịch vụ hải quan trọn gói.
Hướng dẫn thủ tục hải quan nhập khẩu máy chạy bộ phòng Gym
Dịch vụ hải quan thủ tục hải quan nhập khẩu máy chạy bộ
Bạn đang cần tìm tìm dịch vụ hải quan thủ tục hải quan nhập khẩu máy chạy bộ từ A-Z:
- Lấy hàng tại xưởng nhà sản xuất,
- Book tàu vận chuyển đường biển về cảng
- Xin giấy phép hoặc làm các thủ tục hải quan kiểm tra chuyên ngành (nếu có)
- Khai báo và thông quan hải quan
- Vận chuyển từ cảng đến tận kho của bạn
- Tham vấn giá sau thông quan (nếu có)
- Hỗ trợ làm dịch vụ khai báo thủ tục hải quan nhập khẩu máy chạy bộ
- Kinh nghiệm dày dạn, xử lí các vấn đề triệt để, hiệu quả.
- Giá cả hợp lý, rẻ nhất thị trường.
- Quy trình làm dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu máy chạy bộ chuyên nghiệp, đầy đủ tính pháp lí.
- Đảm bảo tiến độ nhập khẩu thông quan hàng hóa.
- Sẵn sàng tháo gỡ mọi vấn đề phát sinh mà doanh nghiệp vướng mắc trong quá trình làm sử dụng dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu máy chạy bộ của chúng tôi
Ngoài dịch vụ thủ tục hải quan nhập khẩu máy chạy bộ chúng tôi chuyên làm
- Dịch vụ hải quan trọn gói
- Dịch vụ khai báo hải quan tại đà nẵng
- Dịch vụ khai báo hải quan đồng nai
- Dịch vụ khai báo hải quan hải phòng
- Dịch vụ khai báo hải quan nội bài
- dịch vụ khai báo hải quan tại hà nội
Thông tin liên hệ thủ tục hải quan nhập khẩu máy chạy bộ
Vậy là Vận Tải Top One Logistics đã chia sẻ toàn bộ về thủ tục nhập khẩu máy chạy bộ. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về các thuật ngữ này và nhanh chóng hoàn thiện bộ hồ sơ nhập khẩu nhé!
Một số dịch vụ liên quan
Thủ tục nhập khẩu máy triệt lông
Thủ tục nhập khẩu máy tính bảng
Thủ tục nhập khẩu máy thổi khí
Thủ tục nhập khẩu máy sấy công nghiệp
Thủ tục nhập khẩu máy phát điện cũ
Thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị mới
Thủ tục nhập khẩu máy khoan cầm tay
Thủ tục nhập khẩu máy in nhiệt
Thủ tục nhập khẩu máy in mã vạch