45A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 6, Quận Bình Thành, Hồ Chí Minh

Tìm hiểu thế nào là C/O ? Các điều cần chú ý ! | Công ty vận tải hàng hóa

Nội dung bài viếtCO là gì ?Mục đích của giấy chứng nhận xuất xứ C/O là gì ?Nội dung của giấy chứng nhận xuất xứ C/OQuyền lợi khi có giấy chứng nhận nhập khẩu ?Những đơn vị nào được phép cấp phát C/OMột số loại giấy chứng nhận xuất sứ form C/O khi xuất hàngXin C/O […]

Tìm hiểu thế nào là C/O ? Các điều cần chú ý ! | Công ty vận tải hàng hóa

Thế nào là c/o ? Định nghĩa cũng như công dụng của những loại chứng từ giao nhận hàng hóa phổ biến nhất nhằm mang lại cho các bạn một cái nhìn cụ thể về từng loại giấy tờ đặ biệt này. Một giấy tờ cực kì quan trọng cho hàng xuất nhập khẩu trong vận chuyển hàng hóa quốc tế.

CO là gì ?

C/O (certificate of original) Hay còn gọi là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là một chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu. Nó cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào. Trong tiếng Anh được viết tắt là C/O được dịch ra là Certificate of Origin

CO là từ viết tắt của Certificate of Origin, là một loại giấy tờ cho biết loại hàng hoá này được sản xuất từ quốc gia nào khi được vận chuyển đến Việt Nam. Cụm từ “xuất xứ của hàng hóa” chỉ được xác định khi có 1 trong 2 yếu tố như sau: 

  • Hàng hoá gồm tất cả các thành phần tạo nên nó được sản xuất tại 1 quốc gia duy nhất. 
  • Hàng hoá được gia công, sản xuất ở những công đoạn cuối cùng và ra được thành phẩm của quốc gia nào thì mang xuất xứ của quốc gia đó. Bước xác định yếu tố này được xác định bởi các cơ quan quản lý chuyên ngành.

Mục đích của giấy chứng nhận xuất xứ C/O là gì ?

Mục đích của việc làm giấy CO không đơn giản chỉ dừng lại ở mục đích khai báo nơi xuất xứ mà còn đem lại cho đơn vị nhập khẩu rất nhiều lợi ích. 

Nguồn gốc được đề cập trong CO giúp công ty nhập khẩu được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với sản phẩm.

Phần thuế này có thể chênh lệch từ vài phần trăm đến vài chục phần trăm, giúp cho doanh nghiệp giảm được khoản chi phí kha khá. 

Tuy nhiên, chính vì điều này mà các cơ quan hải quan kiểm tra rất gắt gao vấn đề này. Vì vậy, các công ty cần kiểm tra kỹ lại các CO dù tự làm hay thuê đơn vị thứ 3 để có thông tin minh bạch và tránh mất thời gian của đôi bên. 

Với đơn vị xuất khẩu, CO chỉ là giấy tờ theo quy định vì vậy vai trò của CO không quá to tát nên họ không quá coi trọng loại giấy tờ này. Tuy nhiên, với bên nhập khẩu CO đóng vai trò khá quan trọng, vì vậy các công ty doanh nghiệp nên chú ý khi làm loại giấy tờ này.

  1. Ưu đãi thuế quan: xác định được xuất xứ của hàng hóa khiến có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.
  2. Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.
  3. Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch – Xúc tiến thương mại.
CO là gì ?
CO là gì ?

Nội dung của giấy chứng nhận xuất xứ C/O

Trên CO cần thể hiện những thông tin cơ bản sau: 

  • Tên nhà xuất khẩu, địa chỉ, quốc gia
  • Tên người nhận hàng, tên nước, địa chỉ
  • Số tham chiếu: mỗi CO có số tham chiếu riêng
  • Xuất xứ hàng hoá
  • Số và ngày tháng hóa đơn thương mại.
  • Thông tin vận chuyển
  • Ký hiệu, số hiệu hàng hoá, mô tả hàng hoá
  • Số lượng
  • Tiêu chí xuất xứ
  • Khai báo của người xuất khẩu

Bên cạnh đó, nhà sản xuất, nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu hàng hoá có thể tự khai báo giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong nước trên hoá đơn thương mại hoặc bất kỳ hoá đơn nào thay cho chứng nhận xuất xứ hàng hoá. 

Quyền lợi khi có giấy chứng nhận nhập khẩu ?

Nếu bạn là chủ hàng nhập khẩu, thì yếu tố quan trọng nhất là C/O hợp lệ sẽ giúp bạn được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Phần này có thể chênh lệch vài % đến vài chục %, khiến số tiền thuế giảm được có thể là khá lớn. Cũng vì thế mà các bác hải quan soi rất kỹ khi bạn làm thủ tục hải quan với những lô hàng có C/O.

Với chủ hàng xuất khẩu, thì việc xin C/O chỉ là theo quy định trong hợp đồng với người mua hàng nước ngoài. Nếu bạn là người xuất khẩu thì vài trò của C/O cũng không to tát lắm, nhiều khi lại thêm việc làm thủ tục.

Còn về mặt quản lý Nhà nước, giấy chứng nhận xuất xứ có một số vai trò liên quan đến chính sách chống phá giá, trợ giá, thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch.

Những đơn vị nào được phép cấp phát C/O

C/O do nhà sản xuất cấp phát ra là dạng không chính thống và không hưởng được các chế độ ưu đãi của các nước nhập khẩu hàng hóa đó.

Ở Việt Nam, có 02 cơ quan có thẩm quyền cấp phát C/O đó là:

a. Bộ công thương, phòng xuất nhập khẩu do Bộ này chỉ định: cấp phát các C/O FORM A, D, các C/O nào do sự thả thuận của các chính phủ mà thành.

b.  Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam – VCCI: VIETNAM CHAMBER OF COMMERCE AND INDUSTRY cấp các FORM còn lại hoặc do Bộ công thương ủy quyền cấp phát C/O

Một số loại giấy chứng nhận xuất sứ form C/O khi xuất hàng

– C/O form A: hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP

– C/O form B: hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi

– C/O form D: hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT

– C/O form E: hàng xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ASEAN + 1)

– C/O form S: hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Lào

– C/O form AK: hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc (ASEAN + 2)

– C/O form AJ: hàng xuất khẩu sang Nhật Bản hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Nhật Bản (ASEAN + 3)

– C/O form GSTP: hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP

– C/O form ICO: cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO)

– C/O form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam-EU

– C/O form Mexico: (thường gọi là anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico

– C/O form Venezuela: cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela

– C/O form Peru: cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru

Xin C/O ở đâu ?

Nếu làm hàng xuất cần xin Giấy chứng nhận xuất xứ, bạn cũng cần biết đến cơ quan nào để làm thủ tục.

Hiện nay, Bộ công thương có quyền cấp C/O. Bộ này ủy quyền cho một số cơ quan, tổ chức đảm nhận công việc này. Mỗi cơ quan được cấp một số loại C/O nhất định:

  • VCCI: cấp C/O form A, B…
  • Các Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương: cấp C/O form D, E, AK …
  • Các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công thương ủy quyền: cấp C/O form D, E, AK…

Địa chỉ xem : Danh sách tổ chức cấp C/O cùng địa chỉ, số điện thoại

Những điểm lưu ý khi làm CO

Hồ sơ xin cấp CO bao gồm:

Bộ hồ sơ đề nghị cấp CO bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp CO (được khai hoàn chỉnh và hợp lệ).
  • Mẫu CO (bao gồm 1 bản gốc và 3 bản sao).
  • Tờ khai hải quan xuất khẩu đã được làm thủ tục hải quan (bản sao có chữ ký của người có thẩm quyền + dấu sao y bản chính).
  • Invoice.
  • Vận đơn.
  • Chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa: chứng từ mua bán; ủy thác xuất nhập khẩu; định mức hải quan (nếu có); bảng kê khai nguyên liệu sử dụng; chứng từ nhập hoặc mua nguyên liệu; quy trình sản xuất tóm tắt; giấy kiểm định.

Quy trình xin cấp C/O tại VCCI

Bước 1: Đối với doanh nghiệp (DN) lần đầu xin C/O, trước khi chuẩn bị các chứng từ C/O, phải điền đầy đủ Bộ Hồ sơ Thương nhân gồm 3 trang hoặc xin tại Bộ phận C/O – Nếu xin C/O tại Chi nhánh VCCI HCM và nộp lại cho Bộ phận C/O, VCCI cùng với 1 bản sao của Giấy phép Đăng ký kinh doanh và 1 bản sao của Giấy Đăng ký Mã số thuế của DN.

Bước 2: Sau khi nộp các giấy tờ trên cho VCCI, DN phải chuẩn bị đầy đủ Bộ Hồ sơ xin cấp C/O như sau

1. Đơn xin cấp C/O: Điền đầy đủ các ô trên đơn và có dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của DN.

2. Mẫu C/O (A, B, T, Mexico, Venezuela,…): Người xuất khẩu chỉ được đề nghị cấp một loại Mẫu C/O cho mỗi lô hàng xuất khẩu, trừ Mẫu C/O cà phê có thể đề nghị cấp thêm Mẫu A hoặc Mẫu B (Tùy loại mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ tư vấn cho DN mua mẫu C/O nào).

– C/O đã được khai gồm có 1 bản gốc và ít nhất 2 bản sao C/O để Tổ chức cấp C/O và Người xuất khẩu mỗi bên lưu một bản.

Lưu ý: DN phải đánh máy đầy đủ các ô trên Form bằng tiếng Anh, bản chính và bản sao C/O phải có dấu đỏ và chữ ký người có thẩm quyền ký của DN (trừ trên C/O Form T không cần dấu và chữ ký của DN).

3. Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): 1 bản gốc do DN phát hành.

4. Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu: đã hoàn thành thủ tục hải quan (1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN, và dấu “Sao y bản chính”), trừ các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp có lý do chính đáng, Người xuất khẩu có thể nộp sau chứng từ này.

Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu Người xuất khẩu cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như:

5. Packing List: 1 bản gốc của DN

6. Bill of Lading (Vận đơn): 1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN và dấu “Sao y bản chính”

7. Tờ khai Hải quan hàng nhập (1 bản sao): nếu DN nhập các nguyên, phụ liệu từ nước ngoài;

hoặc Hoá đơn gía trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước: nếu DN mua các nguyên vật liệu trong nước

8. Bảng giải trình Quy trình sản xuất: Đối với DN lần đầu xin C/O hay mặt hàng lần đầu xin C/O phải được DN giải trình các bước sản xuất thành sản phẩm cuối cùng.

Bên cạnh đó, tuỳ từng mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ hướng dẫn DN giải trình theo như các mẫu (xem phần “Hướng dẫn giải trình sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ” và tư vấn các bước giải trình tiếp theo.

9. Các giấy tờ khác: như Giấy phép xuất khẩu; Hợp đồng mua bán; Mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu; hoặc các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm.Tuỳ từng mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ tư vấn các bước giải trình tiếp theo.

Thủ tục xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Thời gian bao lâu thì nhận được giấy CO?

Thời gian cấp giấy CO được các cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa quyết định thông thường được chia là 2 trường hợp như sau: 

  • Đối với hàng hoá xuất bằng đường không là không quá 4 giờ
  • Đối với các loại hàng hoá xuất khẩu bằng phương tiện khác thời gian không quá 8 giờ. 

Chi phí để làm giấy chứng nhận xuất xứ

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến đề án thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O). Trong đó, dự kiến mức thu chung là 80.000 đồng/bộ C/O cấp mới và 30.000 đồng/bộ đối với trường hợp cấp lại, cấp bổ sung. Dịch vụ làm giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

XEM CHI TIẾT QUY TRÌNH XIN GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT SỨ HÀN HOÁ C/O 

Trên đây là một vài thông tin cơ bản về giấy CO, mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho doanh nghiệp và công ty trong quá trình tìm hiểu và thực hiện các loại giấy tờ theo đúng trình. 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận