Cảng biển Hàn Quốc – Hàn Quốc là quốc gia Đông Á có nền kinh tế nổi bật và là một trong bốn con rồng Châu Á với sức phát triển mạnh mẽ. Hãy cùng Logone khám phá các cảng biển Hàn Quốc cùng tiềm năng xuất nhập khẩu tại các cảng biển lớn qua bài viết dưới đây.
Một số điểm về Hàn Quốc
Năm 1945, bán đảo Triều Tiên giải phóng khỏi ách chiếm đóng của quân Nhật, sau tàn cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, tuy nhiên bán đảo Triều Tiên từ đây bị chia cắt thành 2 miền Nam – Bắc do hoạt động quân sự của Mỹ ở miền nam và Liên Xô cũ ở miền Bắc. Không lâu sau đó, một cuộc nội chiến đã xảy ra giữa hai miền, kéo dài đến tận 3 năm. Chính nhờ sự giúp sức của Liên Hợp Quốc và Trung Quốc, hai bên đã đình chiến nhưng bán đảo Triều Tiên vẫn bị chia cắt cho tới ngày nay.
Sau những biến động chính trị và xã hội vào những năm 1960, miền nam bán đảo Triều Tiên giờ là Đại Hàn Dân Quốc bắt đầu phát triển mạnh mẽ vào thập niên 70 và được cả thế giới nghiêng mình trước “Kỳ tích sông Hán”, lột xác toàn bộ đất nước Hàn Quốc từ một đống tro tàn của cuộc Chiến tranh Triều Tiên tàn khốc trở thành một quốc gia phát triển và thịnh vượng với tổng sản phẩm nội địa (GDP) cán mốc 1.000 tỷ USD, trở thành quốc gia có GDP danh nghĩa lớn thứ 11 trên thế giới, đồng thời xuất hiện nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn mạnh, nổi tiếng trên toàn cầu như Samsung, LG, Lotte, Huyndai,… cũng như việc đăng cai tổ chức thành công các sự kiện thể thao lớn như Olympic Mùa hè, FIFA, World Cup.
Hàn Quốc là một quốc gia nằm ở Đông Á, ở nửa phía nam của Bán đảo Triều Tiên nằm ở phía đông của vùng đất châu Á. Đây là đối tác kinh tế quan trọng, luôn dẫn đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam với sự góp mặt của hầu hết các tập đoàn lớn của Hàn Quốc. Theo ghi nhận của Tổng cục Hải quan, trong tháng 2/2021, trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 1,3 tỷ USD.
[RH_ELEMENTOR id=”1696″]
Các cảng biển ở Hàn Quốc
Các cảng biển ở Hàn Quốc đóng một vài trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước này. Hàn Quốc có tổng cộng 60 cảng biển. Trong đó có 31 cảng biển thương mại (cảng quốc gia, cảng địa phương) và 29 cảng ven biển (địa phương trực tiếp điều hành quản lý).
– Cảng thương mại:
+ Cảng ở bờ biển miền Tây: Boryeong, Seoul, Taean, Kyung (Seoul- Incheon), Gunsan, Daesan, Mokpo, Incheon, Changhang,Pyeongtaek Dangjin
+ Cảng ở bờ biển miền Nam: Hyeonhang, SamcheokPo, Seogwipo, Okpo, Wando, Jangseung Po, Jeju, Jinhae, Tongyoung, Hedong, Gwangyang, Masan, Busan, yeosu
+ Cảng ở bờ biển miền Đông: Samcheok, Sokchohang, Okgye, Osan, Mukho Đông, Ulsan, Pohang
– Cảng ven biển:
+ Cảng ở bờ biển miền Tây: Gageohangri, Daecheon, Daeheugsando, Biin, Sang-wangdeungdo, Song-gong, Yeonpyeongdo, Yong-gipo, Jindo, Hongdo
+ Cảng ở bờ biển miền Nam: galdu, geomundo, gugdo, busannam, nalodo, nogdongsin, seongsanpo, sinma, aewol, junghwa, chuja, hanlim, hwasun, hwaheungpo
+ Cảng ở bờ biển Miền Đông: Gang-gu, gulyongpo, ulleung, jumunjin, hupo Trong đó, có các cảng biển mang tầm cỡ thế giới như: cảng biển Incheon, cảng Ulsan, cảng Busan hàn quốc, cảng Kwangyang, …
[RH_ELEMENTOR id=”1696″]
DANH SÁCH CÁC CẢNG BIỂN HÀN QUỐC QUAN TRỌNG NHẤT
cảng biển Hàn Quốc
cảng biển Hàn Quốc được xem là cảng quan trọng bậc nhất của Đại Hàn Dân Quốc. Tất cả các hoạt động kinh doanh ở bờ Tây của bán đảo Hàn Quốc đều thông qua cảng biển Hàn Quốc. Ngoài ra cảng biển Hàn Quốc cũng có một bề dày lịch sử. Từ thời cổ đại, Incheon đã là trung gian kết nối bán đảo Hàn Quốc với thế giới bên ngoài thông qua đường biển, tạo thương cảng nhỏ Jemulpo. Dưới thời đại Joseon rực rỡ, nhà nước đã mở cửa ba cảng. Năm 1883 chính thức mở cảng biển Incheon ở phía Tây. Việc mở cửa đã biến cảng nhỏ Jemulpo (tên gọi cũ của cảng biển Hàn Quốc) trở thành một thương cảng quốc tế. Năm 1999, cảng biển Incheon được mở rộng; thông thương với các cảng quốc tế từ 187 nước và có ảnh hưởng lớn đối với Hàn Quốc về chính trị, ngoại giao và kinh tế và việc hiện đại hoá Hàn Quốc.
Đến nay, cảng biển Hàn Quốc đang tiến hành khai thác hoạt động 8 cầu tàu, là cảng quốc tế có thể vận hành cùng một lúc 45 tàu trọng tải 50,000 tấn. Năm 2002, việc hoàn thành cảng Bắc, cảng Đông, cảng mới và Song do Inpia, các cảng của Incheon trở thành trung tâm thương mại của Đông Bắc Á. Trong năm 2015, cảng mở rộng bến container để bổ sung cho 6.000 container và cảng dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng vào năm 2020. Cảng biển Incheon nằm trong thành phố có khí hậu tương đối khô vì thuộc khu vực khí hậu lục địa, và bị ảnh hưởng bởi gió mùa. Nhiệt độ trung bình là 12,1 độ C và lượng mưa hàng năm trung bình là 1.234,4 mm. Dạo quanh bến cảng, dễ dàng bắt gặp rất nhiều hàng quán bán thức ăn vặt thơm ngon và đặc trưng như bánh nhân đậu đỏ thơm lừng hay bánh nướng với nhân mứt hương quế. Ấn tượng nhất là bạn có thể ngắm nhìn Incheon Grand – cây cầu văng dài nhất Hàn Quốc xây dựng năm 2009 – kiến trúc độc đáo và rất lộng lẫy vào ban đêm.
– Cước vận chuyển hàng cont đường biển từ Incheon:
Incheon- Hải Phòng : 130 usd/ container 20 “
– Thời gian vận chuyển hàng cont từ Incheon về Hải Phòng : 7 ngày
Incheon – Hồ Chí Minh: 150 usd / container 20″
– Thời gian vận chuyển hàng cont từ Incheon về Hồ Chí Minh : 8 ngày
[RH_ELEMENTOR id=”1696″]
CẢNG BUSAN
Nếu như nhắc đến Osaka (Nhật Bản) là nhắc đến Hoa Anh Đào thì Busan (Hàn Quốc) lại gây ấn tượng cho du khách bởi những bãi biển rộng lớn và tuyệt đẹp, những con sông dài nhất, những cảnh quan thiên nhiên đẹp nhất và những người dân đi biển thân thiện, hiền hòa nhất… nơi diễm lệ xứng danh “thiên đường du lịch” nổi tiếng với các bờ biển, suối nước nóng và các khu bảo tồn tự nhiên ở thành phố lớn thứ hai của đất nước Hàn Quốc xinh đẹp này. Khai thác tối đa những lợi thế từ thiên nhiên, tại đây còn tọa lạc bến cảng Busan, là cảng lớn nhất Hàn Quốc, cảng container lớn thứ 5 trên thế giới và là cảng trung chuyển lớn nhất Đông Bắc Á. Năm 2012, BNCT, được đặt tại Cảng mới ở Busan, Hàn Quốc, đây là cảng container đầu tiên của Châu Á có thể neo đồng thời 4 tàu container lớn nhất thế giới – Công nghệ lần đầu tiên thế giới được áp dụng ở cảng Busan, giúp tăng năng suất xếp dỡ cho cảng. Tổng chiều dài của bến cảng là 30,709 m; bao gồm cảng Bắc Busan và cảng Busan Mới; bến cảng có thể chứa 146 tàu và xử lý 292,140 metric tấn mỗi năm, trong đó khu vực bãi hàng contanier rộng trên 3,469,000 m2; kho hàng ngoài trời rộng 261,000 m2.
– Cước vận chuyển hàng cont đường biển từ Busan :
Busan – Hải Phòng : 130 usd/ container 20 “
– Thời gian vận chuyển hàng cont từ Busan về Hải Phòng : 7 ngày
Busan – Hồ Chí Minh: 150 usd / container 20″
– Thời gian vận chuyển hàng cont từ Busan về Hồ Chí Minh : 8 ngày
CẢNG ULSAN
Có lẽ nhắc đến Ulsan người ta nghĩ ngay đến ngọn núi cao nay thuộc công viên Yeongnam – là một trong những vườn quốc gia đẹp nhất xứ sở kim chi. Ulsan là thành phố nằm ở phía Đông Nam Hàn Quốc, giáp với biển Nhật Bản và cách Busan 70km về phía Bắc.
Với lợi thế giáp biển và cách cảng Busan không xa, cảng Ulsan được thành lập vào ngày 25/09/1963, trở thành trung tâm chiến lược trong việc hỗ trợ các ngành công nghiệp chính của quốc gia trong Khu công nghiệp Ulsan. Cảng bao gồm ba cảng phụ. Cảng chính Ulsan xử lý khoảng 70% tổng khối lượng hàng hóa, và Cảng Onsan và Xưởng đóng tàu Mipo tương ứng. Bến cảng dài 7,257m; tổng sức chứa tại cảng lên đến 75 tàu, trong đó Cảng chính có thể tiếp nhận 61 con tàu, Cảng Onsan chứa 13 con tàu và xưởng đóng tàu Mipo có thể chứa 1 con tàu. Cùng với hệ thống cầu tàu dài 1,886m; sức chứa tại khu vực nhà kho là 700,000 tấn và khu vực kho bãi ngoài trời đạt sức chứa 1,071,000.
– Cước vận chuyển hàng cont đường biển Hồ Chí Minh – Ulsan
Hồ Chí Minh – Ulsan: 80 usd / container 20″
– Thời gian vận chuyển hàng cont từ Hồ Chí Minh – Ulsan : 11 ngày
[RH_ELEMENTOR id=”1696″]
CẢNG GWANGYANG
Cảng Gwangyang tọa lạc tại vị trí đắc địa tại khu Kinh tế Mở Vịnh Gwangyang từ quyết định hợp nhất ba thành phố Yeosu, Suncheon và Gwangyang thành một đô thị. Năm 2018, cảng Gwangyang trở thành cảng đứng thứ ba về lưu lượng hàng container được tiếp nhận, chỉ đứng sau hai cảng lớn của Hàn Quốc là Incheon và Busan, đạt mức 2,408 TEUs. Các ngọn núi và hòn đảo xung quanh cảng tạo thành đê chắn sóng tự nhiên có thể cho phép cảng duy trì nước có nhiệt độ không đổi và đảm bảo sự ra vào của các tàu chở container lớn. Về mặt địa lý, cảng Gwangyang được liên kết với các cảng lớn như Thượng Hải, Thanh Đảo, Đại Liên và cảng Ninh Ba ở Trung Quốc. Cảng Gwangyang là nơi tốt nhất để vận chuyển hàng hóa Trung Quốc trong tương lai.
– Cước vận chuyển hàng cont đường biển từ Gwangyang:
Gwangyang – Hồ Chí Minh : 200 usd/ container 20 “
– Thời gian vận chuyển hàng cont từ Gwangyang – Hồ Chí Minh : 7 ngày
Một số nét chú ý liên quan đến các cảng Hàn Quốc
Giao thương giữa cảng Hàn Quốc và các quốc gia đạt rất nhiều thành tựu. Trong đó có cả Việt Nam. Các cảng biển ở đây đóng vai trò rất quan trọng trong việc hợp tác ấy. Cùng nhìn lại một số nét nổi bật đáng chú ý liên quan đến các cảng Hàn Quốc này nhé!
[RH_ELEMENTOR id=”1696″]
Ngày càng gia tăng sức ảnh hưởng để sánh kịp với các cảng biển ở Nhật Bản
Vận tải Biển đang là một ngành chủ đạo và đóng góp lớn nhất trong việc trao đổi giữa các quốc gia. Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực đứng đầu trong việc vận chuyển qua đường biển này. Theo đó, các cảng biển ở Nhật Bản là một trong những cảng quan trọng nhất. Nói về Châu Á thì không thể không nhắc đến Nhật Bản.
Tuy nhiên, hiện nay, Hàn Quốc cũng đang đầu tư rất nhiều. Các cảng Hàn Quốc ngày càng có khối lượng thông quan lớn. Hàn Quốc cũng cố gắng tạo mối quan hệ chặt chẽ với nhiều quốc gia và khu vực. An ninh các tuyến đường vận chuyển hàng hóa và nguyên nhiên liệu ngày càng được đảm bảo để sánh kịp các cảng biển ở Nhật Bản.
Có nhiều các cảng Hàn Quốc mang tầm cỡ thế giới như: cảng biển Incheon, cảng Ulsan, cảng Busan hàn quốc, cảng Kwangyang, …
Rất nhiều cảng Hàn Quốc sánh kịp với thế giới. Theo đó, các cảng container mang tầm cỡ thế giới ở đây là cảng biển Incheon, cảng Busan Hàn Quốc, cảng Ulsan, cảng Gwangyang. Những nơi đây ngày càng trở thành trung tâm logistics khu vực Đông Bắc Á.
Thêm vào đó, các cảng biển ở đây ngày càng cải tiến về cơ sở hạ tầng. những thiết bị chuyên dụng được đầu tư mạnh mẽ. Các thiết bị thân thiện với môi trường, đồng thời cũng giúp tiết kiệm năng lượng được sử dụng nhiều. Những điều này chứng tỏ Hàn Quốc đang ngày càng cố gắng để trở thành trung tâm logistics của Châu Á mà còn vươn xa ra thế giới.
[RH_ELEMENTOR id=”1696″]
Vận chuyển đường biển từ Hàn Quốc về Việt Nam chủ yếu qua cảng Seoul, cảng biển Incheon, cảng Busan
Hoạt động logistics giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã có rất nhiều thành tựu nổi bật. Việc vận chuyển hàng container từ Hàn Quốc về Việt Nam thông qua các cảng biển ở Hàn Quốc và Việt Nam không quá là khó khăn. Nhu cầu nhập khẩu hàng từ Hàn Quốc về Việt Nam là khá nhiều. Những giải pháp vận chuyển tối ưu nhất đã được sử dụng.
Theo đó, 3 cảng Hàn Quốc nổi tiếng ở Hàn là cảng Seoul, cảng biển Incheon, cảng Busan chính là những cảng có mối quan hệ sâu sắc nhất với các cảng biển ở Việt Nam. Vận chuyển bằng đường biển từ Hàn Quốc về Việt Nam chủ yếu là thông qua 3 cảng biển này.
Dịch vụ vận chuyển hàng cảng biển Hàn Quốc về Việt Nam trọn gói
Bạn đang cần tìm dịch vụ vận chuyển hàng cảng biển Hàn Quốc về Việt Nam trọn gói từ A-Z. Bên cạnh dịch vụ vận chuyển hàng cảng biển Hàn Quốc về Việt Nam chúng tôi còn cung cấp thông tin, thủ tục về:
- Vận chuyển hàng đi cảng biển Hàn Quốc
- Vận chuyển đường biển từ Việt Nam sang Hàn Quốc
- Mã cảng Busan KOREA
- Ký hiệu cảng biển
- Cảng Busan Hàn Quốc
- Mã cảng Incheon
- Các cảng biển trên thế giới
- Cảng Kwangyang
- Cảng Incheon
- Cảng Pyeongtaek
- Vận chuyển hàng cảng biển Hàn Quốc về Việt Nam giá rẻ
- Gửi hàng đi cảng biển Hàn Quốc tại Hà Nội
- Giá vận chuyển hàng từ cảng biển Hàn Quốc về Việt Nam
[RH_ELEMENTOR id=”1696″]
Một số dịch vụ liên quan
Vận chuyển hàng đi Hàn Quốc bằng đường biển
vận chuyển hàng hóa từ Hàn Quốc về Việt Nam
Vận chuyển hàng cảng Busan về Việt Nam
Vận chuyển hàng cảng incheon về Việt Nam
Vận chuyển hàng cảng Gwangyang về Việt Nam