45A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 6, Quận Bình Thành, Hồ Chí Minh

HS code là gì? Quy tắc sử dụng và Cách tra mã HS code

Nội dung bài viếtHS code là gì?Cấu trúc mã HS CodeVai trò của mã HS codeHướng dẫn cách tra mã hs codeQuy tắc sử dụng mã HS CodeQuy tắc 1: Nắm chắc tổng quát chungQuy tắc 2Quy tắc 3: Quy tắc 4: Quy tắc 5: Quy tắc 6:Một số dịch vụ liên quan  HS code là gì? HS […]

HS code là gì? Quy tắc sử dụng và Cách tra mã HS code

HS code là gì? HS code là loại mã được sử dụng rất nhiều trong ngành xuất nhập khẩu, từ các loại giấy tờ hải quan đến tờ vận đường biển, chứng nhận xuất xứ… đều sử dụng loại mã này. Để tìm hiểu kỹ định nghĩa loại mã này là gì cũng như cấu trúc của HS code, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé của Top One Logistics

HS code là gì?

HS code là từ viết tắt bởi (HS – Harmonized Commodity Description and Coding System).

Hiểu một cách đơn giản, đây là mã phân loại của hàng hóa được quốc tế quy chuẩn, dùng để xác định thuế suất xuất nhập khẩu hàng hóa. 

Loại mã này được đặt ra và sử dụng cho từng loại hàng hoá được phát hành bởi Tổ chức Hải quan thế giới phát hành có tên là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa.

HS code là gì?
HS code là gì?

Nhờ có loại mã này mà các doanh nghiệp cũng như các cơ quan có thể phân biệt được các loại hàng hoá khác nhau và phân loại luôn các loại thuế áp dụng. 

Cấu trúc mã HS Code

Hiểu được chi tiết cấu trúc giúp doanh nghiệp đọc chính xác loại hàng hóa khi xuất nhập khẩu. 

Theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt nam được quy định tại thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/06/2017 của Bộ Tài Chính mã HS Việt Nam gồm 8 con số, bao gồm:

  • Phần: Trong hệ thống mã HS có tổng cộng 21 hoặc 22 phần, mỗi phần đều có chú thích riêng.
  • Chương: gồm 97 chương, trong đó chương 98 và 99 dành riêng cho mỗi quốc gia, mỗi chương có chú thích. 2 ký tự đầu tiên dùng để tổng quát về hàng hoá. 
  • Nhóm: gồm 2 ký tự, phân chia sản phẩm theo từng nhóm chung. 
  • Phân nhóm: 2 ký tự, phân nhóm của mỗi gia là khác nhau để xác định thuế suất riêng. 
Cấu trúc mã HS Code
Cấu trúc mã HS Code

Lưu ý: 3 bộ phận đầu gồm Phần, Chương, Nhóm gồm 6 số đầu tiên mang tính quốc tế, riêng phần phân nhóm phụ thuộc vào quy định của mỗi quốc gia.

Như vậy, để biết mã HS này thuộc quốc gia nào cần đặc biệt chú ý vào phần phân nhóm sau cùng hoặc phần phụ nếu có. 

Cụ thể hơn cho doanh nghiệp muốn tìm hiểu: 

21 phần bao gồm nội dung sau: 

  • Động thực vật, khoáng sản, cao su…
  • Sản phẩm đá, đồ trang sức, sản phẩm dệt
  • Máy móc, thiết bị điện, phương tiện đi lại. 

98 chương trong quyền biểu quyết thuế bao gồm: 

  • 97 chương đầu phân loại hàng hoá chung
  • Chương 98 là chương phân loại hàng hóa ưu đãi riêng, ví dụ như loại hàng hoá được mua để phục vụ cho mục đích của đất nước. 

Như vậy, doanh nghiệp chỉ cần tìm hiểu 97 chương đầu về loại hàng hoá được quy định như thế nào trong biểu thuế.

Vai trò của mã HS code

Trước tiên như đã nói bên trên, hệ thống mã HS này cho người nhìn biết đây là loại hàng hoá nào, bắt nguồn từ quốc gia nào và có mức thuế là bao nhiêu. Như vậy, hệ thống cũng giúp cho đơn vị áp thuế biết và thực hiện công tác thống kê về thương mại liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá. 

Mã code giúp nhận diện hàng hoá một cách nhanh chóng, vì các nước sẽ có hệ thống mã chung, thống nhất về ngôn ngữ và hải quan. Từ đó, đẩy mạnh các hoạt động giao thương phát triển kinh tế và quan hệ chính trị. 

Bên cạnh đó, mã HS thiết lập hạn ngạch xuất nhập khẩu cho một số mặt hàng nhất định. 

Cuối cùng, HS code giúp thu nhập số liệu và thống kê thương mại trong nước và xuất nhập khẩu.

Hướng dẫn cách tra mã hs code
Hướng dẫn cách tra mã hs code

Như vậy, có thể nói HS code có vai trò cực kỳ quan trọng, đối với doanh nghiệp: 

  • HS code đảm bảo việc kinh doanh tuân thủ luật pháp trong nước và quốc tế.
  • HS code giúp doanh nghiệp không gặp phải tình trạng trì trệ trong khâu giao hàng và giám định.
  • Giảm nguy cơ bị xử phạt, gây tốn kém chi phí
  • Cuối cùng là doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ các FTA. 

Đối với chính phủ: 

  • Đây là công cụ xác định các loại mặt hàng xuất nhập khẩu để thu thuế và các nghĩa vụ khác. 
  • Thực thi pháp luật trong nước và quốc tế.
  • Hỗ trợ cho việc đưa ra các chiến lược vi mô và vĩ mô, đám phàn thương mại quốc tế.

Hướng dẫn cách tra mã hs code

Vì mã HS đại diện cho nhiều thông tin như vậy nên quá trình tra cứu cần phải chính xác và đúng trình tự. Dưới đây là một số cách tra cứu mã code được sử dụng phổ biến hiện nay: 

  • Dựa theo bộ chứng từ cũ

Đây là cách thức truyền thống và đơn giản nhất cho doanh nghiệp hoặc cơ quan khi tiến hành tra cứu. Chỉ cần dựa vào tờ khai hải quan và đối chiếu trực tiếp. Việc tra cứu này không mất quá nhiều thời gian vì các công ty cũng phải làm thủ tục hải quan và trong đó có đầy đủ thông tin mã code hàng hoá. 

Hướng dẫn cách tra mã hs code
  • Dựa vào biểu thuế xuất nhập khẩu

Cách thức tra cứu này nhanh và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều. Chỉ cần tải file excel biểu thuế xuất nhập khẩu  sau đó ấn tổ hợp Ctrl F và nhập mã thuế trên hàng. 

  • Dựa vào website tra cứu mã HS

Hiện nay có rất nhiều website cho mọi người tra cứu, tuy nhiên một trong những địa chỉ được mọi người sử dụng nhiều nhất đó là Hải Quan Việt Nam. Bạn chỉ truy cập vào trang web, vào phần Tra cứu biểu thuế – Phân loại – HS, sau đó nhập mã đơn hàng vào. 

  • Liên hệ với người đi trước

Nếu doanh nghiệp cảm thấy chưa chắc chắn về thông tin mà mình tìm hiểu được, có thể liên hệ với người thân quen hoặc những doanh nghiệp đã có kinh nghiệm để thực hiện đơn giản, dễ dàng hơn.

Quy tắc sử dụng mã HS Code

Để áp dụng mã một cách chính xác, doanh nghiệp cần nắm vững 6 quy tắc sau: 

Quy tắc 1: Nắm chắc tổng quát chung

Để nắm chắc phân loại hàng hoá cũng như quy định liên quan, doanh nghiệp cần nắm chắc nội dung của từng nhóm và chú thích của các phần, chương liên quan. 

Chú giải quy tắc 1: 

  • Hàng hoá trong thương mại quốc tế được sắp xếp một cách có hệ thống theo từng phần, chương. Tên của mỗi phần được ghi một cách ngắn gọn, súc tích để chỉ ra chủng loại hàng hoá trong đó. Tuy nhiên, một vài trường hợp hàng hoá quá đa dạng được xếp trong đó nên các phần, chương không thể bao trùm hết. 
  • Tên các phần, chương không có giá trị pháp lý trong việc phân loại hàng hoá.
  • Việc phân loại hàng hoá xác định theo: 
  • Nội dung nhóm hàng và bất cứ phần chú giải nào có liên quan
  • Các quy tắc 2, 3, 4 và 5 khi nội dung nhóm hàng hoặc các chú giải không có yêu cầu nào khác. 
  • Mục III của quy tắc 1 đã nêu rõ ràng hàng hoá có thể được phân loại trong danh mục mà không cần xem xét thêm bất cứ phần chú giải nào. 
  • Chú giải quy tắc phần III khẳng định rằng nội dung của nhóm hàng và bất kỳ chú giải phần hoặc chương nào có liên quan có giá trị tối cao, nghĩa là chúng phải được xem xét trước tiên khi phân loại.
HS code là gì?
HS code là gì?

Quy tắc 2

Một mặt hàng được phân loại vào một nhóm hàng thì mặt hàng đó ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện cũng thuộc nhóm đó, nếu đã có đặc tính cơ bản của hàng hóa đó khi đã hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện. 

Cũng phân loại như vậy đối với hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện hoặc đã có đặc tính cơ bản của hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện (hoặc được phân loại vào dạng hàng hóa đã hoàn chỉnh hay hoàn thiện theo nội dung Quy tắc này), nhưng chưa lắp ráp hoặc tháo rời.

Một nguyên liệu, một chất được phân loại trong một nhóm nào đó thì hỗn hợp hay hợp chất của nguyên liệu hoặc chất đó với những nguyên liệu hoặc chất khác cũng thuộc nhóm đó. Hàng hóa làm toàn bộ bằng một loại nguyên liệu hay một chất, hoặc làm một phần bằng nguyên liệu hay chất đó được phân loại trong cùng nhóm.

Việc phân loại những hàng hóa làm bằng hai loại nguyên liệu hay hai chất trở lên phải tuân theo Quy tắc 3.

Quy tắc 3: 

Khi áp dụng Quy tắc 2(b) hoặc vì bất cứ một lý do nào khác, hàng hóa thoạt nhìn có thể phân loại vào hai hay nhiều nhóm, thì sẽ phân loại như sau:

Những nhóm có mô tả cụ thể nhất sẽ được ưu tiên hơn các nhóm có mô tả khái quát khi thực hiện việc phân loại hàng hóa. 

Tuy nhiên, khi hai hay nhiều nhóm mà mỗi nhóm chỉ liên quan đến một phần của nguyên liệu hoặc chất chứa trong hàng hóa là hỗn hợp hay hợp chất, hoặc chỉ liên quan đến một phần của hàng hóa trong trường hợp hàng hóa đó ở dạng bộ được đóng gói để bán lẻ, thì những nhóm này được coi như thể hiện đặc trưng ngang nhau về những hàng hóa nói trên, ngay cả khi một trong số các nhóm đó có mô tả đầy đủ hơn hoặc chính xác hơn về những hàng hóa đó.

b) Những hàng hóa hỗn hợp bao gồm nhiều nguyên liệu khác nhau hoặc những hàng hóa được làm từ nhiều bộ phận cấu thành khác nhau, và những hàng hóa ở dạng bộ để bán lẻ, nếu không phân loại được theo Quy tắc 3(a), thì phân loại theo nguyên liệu hoặc bộ phận cấu thành tạo ra đặc tính cơ bản của chúng.

c) Khi hàng hóa không thể phân loại theo Quy tắc 3(a) hoặc 3(b) nêu trên thì phân loại vào nhóm cuối cùng theo thứ tự đánh số trong số các nhóm tương đương được xem xét.

Quy tắc 4: 

Hàng hóa không thể phân loại theo đúng các quy tắc trên đây thì được phân loại vào nhóm phù hợp với loại hàng hóa giống chúng nhất.

Chú giải Quy tắc 4:

(I) Quy tắc này đề cập đến hàng hóa không thể phân loại theo Quy tắc 1 đến Quy tắc 3. Quy tắc này quy định rằng những hàng hóa trên được phân loại vào nhóm phù hợp với loại hàng hóa giống chúng nhất.

(II) Cách phân loại theo Quy tắc 4 đòi hỏi việc so sánh hàng hóa định phân loại với hàng hóa tương tự đã được phân loại để xác định hàng hóa giống chúng nhất. Những hàng hóa định phân loại sẽ được xếp trong nhóm của hàng hóa giống chúng nhất.

(III) Xác định giống nhau có thể dựa trên nhiều yếu tố, ví dụ như mô tả, đặc điểm, tính chất, mục đích sử dụng của hàng hóa.

Quy tắc 5: 

Những quy định sau được áp dụng cho những hàng hóa dưới đây.

a) Bao đựng máy ảnh, máy quay phim, hộp đựng nhạc cụ, bao súng, hộp đựng dụng cụ vẽ, hộp tư trang và các loại bao hộp tương tự, thích hợp hoặc có hình dạng đặc biệt để chứa hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định, có thể dùng trong thời gian dài và đi kèm với sản phẩm khi bán, được phân loại cùng với những sản phẩm này. 

Tuy nhiên, nguyên tắc này không được áp dụng đối với bao bì mang tính chất cơ bản nổi trội hơn so với hàng hóa mà nó chứa đựng.

b) Ngoài Quy tắc 5(a) nêu trên, bao bì đựng hàng hóa được phân loại cùng với hàng hóa đó khi bao bì là loại thường được dùng cho loại hàng hóa đó. Tuy nhiên, nguyên tắc này không áp dụng đối với các loại bao bì mà rõ ràng là phù hợp để dùng lặp lại.

Quy tắc 6:

Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm phải được xác định phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm, các chú giải phân nhóm có liên quan, và các quy tắc trên với những sửa đổi về chi tiết cho thích hợp, trong điều kiện là chỉ có những phân nhóm cùng cấp độ mới so sánh được. 

Theo Quy tắc này thì các chú giải phần và chương có  liên quan cũng được áp dụng, trừ khi nội dung mô tả trong phân nhóm 

có những yêu cầu khác.

Trên đây là 1 vài thông tin cơ bản về HS code, mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong quá trình tìm hiểu và thực hiện xuất nhập khẩu theo đúng quy định.

Một số dịch vụ liên quan 

Quy trình luân chuyển chứng từ trong xuất nhập khẩu bằng đường biển 

Lc là gì

Lcl là gì

Manifest là gì

Packing list

Po là gì

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận