45A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 6, Quận Bình Thành, Hồ Chí Minh

Thủ tục xuất khẩu quần áo sang Nhật

Nội dung bài viếtVăn bản trích dẫn thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Nhật1.Hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản phải thực hiện kiểm dịch, kiểm tra chất lượng2. Thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản3. Thủ tục thông quan trong hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật […]

Thủ tục xuất khẩu quần áo sang Nhật

Giấy phép kinh doanh của Công ty không có chức năng xuất nhập khẩu quần áo, vải. Vậy muốn dịch vụ vận chuyển Top One Logistics xuất khẩu quần áo sang Nhật Bản, công ty có cần đăng ký lại giấy phép kinh doanh và các thủ tục xuất khẩu quần áo sang Nhật Bản như thế nào?

Văn bản trích dẫn thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Nhật

Về quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, tại Điều 3 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định về quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

  1. Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân): Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.

[RH_ELEMENTOR id=”1720″]

Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.

  1. Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:

Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan, các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công Thương công bố.

  1. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định này, thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó.

Bên cạnh đó, tại Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BCT ngày 22/4/2013 của Bộ Công thương quy định: “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được tiến hành các hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá theo quy định của Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ của doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan”.

Đồng thời, Khoản 3 Điều 11 của Thông tư này quy định: “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, điều chỉnh nội dung thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư hoặc thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư kèm theo cấp Giấy phép kinh doanh (theo đề nghị của doanh nghiệp)”.

Như vậy, tùy thuộc là thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam, Công ty đối chiếu các quy định nêu trên để thực hiện.

Về thủ tục hải quan, theo Hải quan Hà Nội, tại Khoản 1 Điều 21 Luật Hải quan năm 2014 quy định khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm:

  1. Khai và nộp tờ khai hải quan

+ Nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 của Luật này.

  1. Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
  2. Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Về nguyên tắc, Công ty căn cứ vào các quy định của Luật Hải quan năm 2014, Nghị định số 08/2014/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về

+ Thủ tục hải quan

+ Kiểm tra, giám sát hải quan

+ Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản pháp luật khác có liên quan để thực hiện.

Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (gửi kèm hồ sơ, tài liệu có liên quan) để được hướng dẫn cụ thể.

[RH_ELEMENTOR id=”1720″]

1.Hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản phải thực hiện kiểm dịch, kiểm tra chất lượng

Hàng hóa xuất khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm dịch thủy sản phải được kiểm dịch trước khi thông quan theo quy định của pháp luật. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố Danh mục hàng hóa phải tiến hành kiểm dịch trước khi thông quan; quy định thủ tục, hồ sơ kiểm dịch và tiêu chuẩn cụ thể các loại hàng hóa thuộc danh mục này.

Hàng hóa xuất khẩu phải đảm bảo an toàn thực phẩm; hàng hóa xuất khẩu phải thực hiện kiểm dịch y tế và hàng hóa xuất khẩu phải đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, được thực hiện theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật An toàn thực phẩm, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và các văn bản hướng dẫn thi hành.

[RH_ELEMENTOR id=”1720″]

2. Thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản

– Thứ nhất, hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu sang Nhật Bản phải có giấy phép của Bộ, ngành liên quan.

– Thứ hai, thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan.

– Thứ ba, hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu và các hàng hóa không thuộc trường hợp quy định, phải làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.

Thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản
Thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản

3. Thủ tục thông quan trong hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản

  • Cả hai Bên phải áp dụng các thủ tục hải quan của mình một cách có thể dự đoán, nhất quán và minh bạch.
  • Để đẩy nhanh việc thông quan hàng hóa thương mại giữa hai Bên, mỗi Bên phải:
  • Nỗ lực để tận dụng công nghệ thông tin và viễn thông
  • Đơn giản hóa các thủ tục hải quan
  • Hài hoà các thủ tục hải quan, trong khả năng có thể, với các tiêu chuẩn quốc tế và kinh nghiệm thực tế như những tiêu chuẩn được đưa ra dưới sự bảo trợ của Hội đồng hợp tác hải quan
  • Mỗi Bên phải cung cấp cho các Bên chịu ảnh hưởng được tiếp cận dễ dàng vào những quá trình hành chính và rà soát pháp lý đối với những biện pháp hành chính liên quan đến các vấn đề hải quan.

[RH_ELEMENTOR id=”1720″]

Một số dịch vụ liên quan

Dịch vụ khai báo hải quan Đà Nẵng 

Dịch vụ khai báo hải quan hàng đông lạnh

Dịch vụ khai báo hải quan hóa chất

Dịch vụ khai báo hải quan phân bón

Dịch vụ khai báo hải quan cây giống

Dịch vụ khai báo hải quan hàng máy móc

Dịch vụ khai báo hải quan trái cây nông sản

Thủ tục hải quan nhập khẩu cá hồi đông lạnh

Thủ tục hải quan nhập khẩu máy in

Thủ tục hải quan nhập khẩu trang sức

Thủ tục hải quan nhập khẩu rượu

Thủ tục hải quan nhập khẩu bông Thủy Tinh

Thủ tục hải quan nhập khẩu cá koi

Thủ tục hải quan nhập khẩu cát vệ sinh chó mèo

Thủ tục hải quan nhập khẩu đồ chơi trẻ em

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận