Xe đạp điện là gì?
Theo Điều 3, Nghị định 171/2013/NĐ-CP
Xe đạp điện thuộc loại xe thô sơ hai bánh, có lắp động cơ điện có công suất nhỏ, trung bình 250W. Vì công suất nhỏ nên tốc độ tối đa của xe đạp điện không lớn hơn 25km/h và có trang bị bàn đạp hỗ trợ khi tắt máy hoặc hết điện.
Các dòng xe đạp điện
Hiện nay, nhu cầu sử dụng xe đạp điện ngày càng tăng cao. Do đó có rất nhiều hãng xe cũng cho ra đời nhiều dòng xe điện đẹp mắt và giá cả hợp lý. Chẳng hạn như: xe đạp điện Nijia, Honda, Yamaha, …
Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển tại Top One Logistics
[RH_ELEMENTOR id=”1713″]
Về chính sách mặt hàng
Căn cứ vào Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT Danh mục sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Giao thông vận tải. Thì mặt hàng xe đạp điện thuộc danh mục nêu trên.
Hàng hóa thuộc Danh mục này được thực hiện theo nguyên tắc sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra thị trường, hoặc đưa và khai thác, sử dụng phải được chứng nhận công bố hoặc thử nghiệm, nghiệm thu phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia hoặc quy định về quản lý chất lượng tương ứng do Bộ Giao thông Vận tải ban hành.
Theo thông tư số 66/2015/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe đạp điện. Trong đó quy định tiêu thụ động cơ của xe phải phù hợp với tài liệu kỹ thuật của nhà mấy và không được lớn hơn 250W.
Mã Hs Code của xe đạp điện
Để xác định mã Hs Code cần phải dựa vào tính chất cấu tạo, người ta sẽ phân các mặt hàng thành nhiều loại tương ứng với các mã Hs Code khác nhau.
Mã Hs Code của xe đạp điện các bạn có thể tham khảo mã: 87119090
Thuế nhập khẩu xe đạp điện
Thuế nhập khẩu thông thường là: 82,5%
Thuế nhập khẩu ưu đãi là: 55%
Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có C/O form E là: 45%
Thuế VAT là: 10%
[RH_ELEMENTOR id=”1713″]
Thủ tục nhập khẩu xe đạp điện
Quy trình nhập khẩu một lô hàng xe đạp điện, xe máy điện khá đơn giản. Mặt hàng này chỉ có 1 qui định về Kiểm tra chuyên ngành khi nhập khẩu.
Xe đạp điện thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Giao Thông vận tải ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BGTVT ngày 30/07/2019 thay thế Thông tư số 63/2011/TT-BGTVT ngày 22/12/2011.
Quy trình Kiểm định và thông quan tờ khai hàng hóa nhập khẩu lô hàng như sau:
– Trước khi hàng về:
- Đăng ký tài khoản trên trang Một cửa quốc gia. (Hướng dẫn đăng ký tài khoản)
- Lập hồ sơ theo mẫu của BGTVT trên trang 1 cửa và upload bản scan các chứng từ liên quan
(Bộ hồ sơ cần chuẩn bị để up lên hệ thống)
- Hoàn thành việc gửi hồ sơ và lấy số đăng ký tiếp nhận trên hệ thống
– Khi hàng về:
- Mở tờ khai hải quan tại cửa khẩu, kèm theo giấy đăng ký đã được cấp từ hệ thống của BGTVT
- Đăng ký mang hàng về kho bảo quản, kéo hàng về kho
- Lên hệ thống cập nhật thông tin địa điểm, ngày giờ để Cục Đăng kiểm tới kiểm tra
- Cục Đăng kiểm tới kiểm tra trụ sở
- Mang mẫu lên Cục Đăng kiểm tiến hành kiểm tra
- Nộp lệ phí
- Lấy kết quả trên hệ thống
– Thông quan tờ khai.
Sau khi có kết quả trên Hệ thống 1 cửa, BGTVT sẽ tự động đẩy kết quả sang cho Hải quan để thông quan lô hàng.
Nếu phải chờ lâu, Quý Khách hàng photo Kết quả Đăng kiểm gửi tới Hải quan để làm thông quan hàng
[RH_ELEMENTOR id=”1713″]
Thủ tục đăng kiểm xe đạp điện
Về hồ sơ thủ tục nhập khẩu
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu và tờ khai trị giá hàng hóa
- Hợp đồng mua bán hoặc đơn đặt hàng.
- Hóa đơn thương mai
- Vận đơn
- Giấy phép nhập khẩu
- Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
Thủ tục đăng kiểm
- Bản đăng kí kiểm tra chất lượng của xe
- Bản sao chụp chứng từ nhập khẩu.
- Tài liệu giới thiệu tính năng kĩ thuật hoặc bản đăng kí thông số kĩ thuật.
- Bản mô tả nhãn hàng hóa.
Nơi tiếp nhận hồ sơ:
Cơ sở thử nghiệm: trung tâm thử nghiệm xe cơ giới (VMTC).
[RH_ELEMENTOR id=”1713″]
Một số dịch vụ liên quan
Thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất
Thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy
Thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản
Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
Thủ tục nhập khẩu thủy sản đông lạnh
Thủ tục nhập khẩu thiết bị định vị gps
Thủ tục nhập khẩu thép cuộn cán nguội