Chính sách nhập khẩu thép các loại
Hoạt động nhập khẩu sắt thép trong nước diễn ra khá sôi động trong những năm qua. Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu sắt thép các loại trong 6 tháng đầu năm 2017 tăng 21,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu sắt thép được dự báo tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Hiện tại mặt hàng này đang là một mặt hàng “ nóng”, vì nó được quản lý bởi 2 bộ: “Bộ Công Thương” và “Bộ Khoa Học Công nghệ”. Để hổ trợ chi các doanh nghiệp, ngày 28/08/2017 Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 14/2017/TT-BCT: Bãi bỏ Thông tư 12/2015/TT- BCT quy định về việc áp dụng chế độ cấp Giấy phép khập khẩu tự động đối với một sản phẩm thép…
=> Như vậy thì các doanh nghiệp nhập khẩu thép sẽ không cần phải xin giấy phép tự động của Bộ Công Thương.
[RH_ELEMENTOR id=”1716″]
Công bố tiêu chuẩn áp dụng cho thép nhập khẩu
Để nhập khẩu một sản phẩm thép mới, bạn phải thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định tại Thông tư 58, cụ thể là theo Điều 3: “Công bố tiêu chuẩn áp dụng và áp dụng phương pháp thử nghiệm không phá hủy”.
Tiêu chuẩn áp dụng do bạn tự công bố sau đó sẽ được sử dụng để thực hiện công bố hợp quy và tự đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng khi kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu.
Tiêu chuẩn sử dụng để công bố áp dụng:
- Đối với các loại thép được phân loại theo mã HS quy định tại Phụ lục II của Thông tư 58, tiêu chuẩn để công bố áp dụng cho thép nhập khẩu dụng thực hiện như sau:
- Trường hợp sử dụng tiêu chuẩn cơ sở để công bố áp dụng, tiêu chuẩn cơ sở đó phải có các yêu cầu kỹ thuật không được thấp hơn các yêu cầu kỹ thuật quy định tại tiêu chuẩn quốc gia tương ứng của Việt Nam.
- Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở đó phải có các yêu cầu kỹ thuật không được thấp hơn các yêu cầu kỹ thuật quy định tại tiêu chuẩn quốc tế.
- Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam, của nước xuất khẩu hoặc chưa có tiêu chuẩn quốc tế thì phải đáp ứng các yêu cầu ghi tại mục 3 phần này.
(Quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư 58)
- Đối với các loại thép phân loại theo mã HS quy định tại Phụ lục III của Thông tư 58: sử dụng tiêu chuẩn quốc gia tương ứng của Việt Nam hoặc của nước xuất khẩu để công bố.
- Tiêu chuẩn công bố phải bao gồm các chỉ tiêu cơ bản của sản phẩm thép như sau:
- a) Chỉ tiêu kích thước, ngoại quan và cơ lý:
- Kích thước hình học: đường kính/chiều dày, chiều rộng; chiều dài;
- Ngoại quan: bề mặt, mép cán;
- Chỉ tiêu cơ lý:
+ Giới hạn chảy; giới hạn bền kéo; độ giãn dài tương đối; hoặc
+ Giới hạn chảy; giới hạn bền kéo; độ giãn dài tương đối; giới hạn độ bền uốn; hoặc
+ Giới hạn chảy; giới hạn bền kéo; giới hạn độ cứng; giới hạn độ bền uốn. - Đối với sản phẩm có phủ/mạ/tráng: công bố bổ sung độ dày của lớp phủ/mạ/tráng và độ bám dính.
- b) Chỉ tiêu hóa học:
- Tất cả các sản phẩm thép phải thực hiện công bố hàm lượng của 05 nguyên tố hóa học C, Si, Mn, P, S;
- Đối với sản phẩm thép không gỉ (rỉ) phải công bố bổ sung thêm hàm lượng của 02 nguyên tố hóa học Cr, Ni;
- Đối với sản phẩm thép hợp kim phải công bố bổ sung tối thiểu hàm lượng của 01 nguyên tố hợp kim (theo chủng loại thép hợp kim do tổ chức, cá nhân đăng ký).
[RH_ELEMENTOR id=”1716″]
Trình tự công bố tiêu chuẩn áp dụng:
Trình tự thủ tục công bố tiêu chuẩn áp dụng cho thép nhập khẩu được thực hiện theo quy định về công bố tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) tại Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN như sau:
- Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng TCCS ;
- Bước 2: Biên soạn dự thảo TCCS;
- Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo TCCS;
- Bước 4: Tổ chức hội nghị chuyên đề về dự thảo TCCS;
- Bước 5: Xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo TCCS;
- Bước 6: Lập hồ sơ dự thảo TCCS;
- Bước 7: Thẩm tra dự thảo TCCS;
- Bước 8: Công bố TCCS;
- Bước 9: In ấn TCCS.
Xem thêm: dịch vụ vận chuyển tại Top One Logistics
Thủ tục công bố hợp quy thép nhập khẩu
Mặt hàng thép thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2 thuộc sự quản lý của Bộ KH&CN. Do đó sau khi công bố tiêu chuẩn áp dụng, bạn cần công bố hợp quy cho mặt hàng thép của mình dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng.
Công bố hợp quy là điều kiện bắt buộc để đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước về sản phẩm thép nhập khẩu.
Công bố hợp quy sản phẩm thép nhập khẩu dựa trên kết quả tự đánh giá của doanh nghiệp nhập khẩu hoặc thông qua kết quả đánh giá của tổ chức đánh giá đã đăng ký.
Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
- a) Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2 quy định tại Phụ lục III Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và nội dung bổ sung quy định tại Khoản, 7 Điều 1, Thông tư 02/2017/TT-BKHCN);
- b) Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau:
- Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;
- Tên sản phẩm, hàng hóa;
- Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;
- Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật;
- Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.
Báo cáo tự đánh giá dựa trên kết quả tự thực hiện của doanh nghiệp tại phòng thí nghiệm đã đăng ký hoặc dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký như Quatest 1, Quatest 3, Vinacontrol…
[RH_ELEMENTOR id=”1716″]
Quy định mới về kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu.
Ngày 21/9/2017, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 18/2017/TT-BCT bãi bỏ một số điều của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2015 quy định quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 08/11/2017.
Ngoài ra còn một vấn đề đang làm đau đầu các doanh nghiệp nhập khẩu thép không gỉ là thuế chống phá giá theo quyết định số 1656/QĐ-BCT ngày 29/04/2016 của Bộ Công Thương
Hàng hóa thuộc đối tượng điều tra và áp dụng thuế chống phá giá là thép không gỉ cán nguội ở dạng cuộn chứa 1.2% hàm lượng cacbon hoặc ít hơn và chứa 10.5% hàm lượng crôm trở lên, có hoặc không có các nguyên tố khác. Thép không gỉ cán nguội ở dạng cuộn được ủ hoặc được xử lý nhiệt bằng phương pháp khác và ngâm hoặc được cạo gỉ để loại bỏ tạp chất dư thừa trên bề mặt. Những sản phẩm này được tiếp tục xử lý (được cắt hoặc được xẻ) với điều kiện là quá trình đó không làm thay đổi các đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm.
Hàng hóa thuộc đối tượng điều tra với mô tả như trên được phân loại theo mã HS: 7219.32.00; 7219.33.00; 7219.34.00; 7219.35.00; 7219.90.00
Xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu: Hàng hóa thuộc đối tượng Điều tra được nhập khẩu hoặc có nguồn gốc xuất xứ từ các nước/vùng lãnh thổ gồm: Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan.
Mức thuế chống bán phá giá đối với các nhà sản xuất/xuất khẩu của nước ngoài như sau:
Nước/vùng lãnh thổ | Tên nhà sản xuất | Thuế chống bán phá giá cũ (áp dụng từ ngày 05/10/2014-13/5/2016) | Thuế chống bán phá giá mới (áp dụng từ ngày 14/5/2016-06/10/2019) |
Trung Quốc | Shanxi Taigang Stainless Steel Co.,Ltd. (STSS) | 6.58% | 17.47% |
Các nhà sản xuất khác | 4.64% – 6.87% | 25.35% | |
Indonesia | Jindal Stainless Indonesia | 3.07% | 13.03% |
Các nhà sản xuất khác | 3.07% | 13.03% | |
Malaysia | Bahru Stainless SDN BHD | 10.71% | 9.55% |
Các nhà sản xuất khác | 10.71% | 9.55% | |
Đài Loan | Yieh United Steel Corporation | 13.79% | 13.79% |
Yuan Long Stainless Steel Corp. | 37.29% | 37.29% | |
Các nhà sản xuất khác | 13.79% | 13.79% |
[RH_ELEMENTOR id=”1716″]
(Các nhà sản xuất/ xuất khẩu không có tên trong danh sách nêu trên được xác định trên cơ sở hồ sơ, giấy chứng nhận chất lượng và các giấy tờ liên quan khác do nhà sản xuất phát hành.)
Các chủng loại sản phẩm sau đây được loại trừ khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá: (1) thép không gỉ cán nguội ở dạng cuộn nhưng không được ủ hoặc xử lý nhiệt (Full hard), (2) thép không gỉ cán nguội ở dạng cuộn hoặc ở dạng tấm với độ dày lớn hơn 3.5 mm.
Về thủ tục hải quan nhập khẩu thép không gỉ cần những chứng từ như sau:
- Hợp đồng thương mại (Sale Contract)
- Vận đơn đường biển (Bill of lading)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nếu có (Certificate of original)
- Tờ khai hàng nhập.
Thủ tục hải quan nhập khẩu thép các loại : Căn cứ vào thông tin trên bộ chứng từ nhập khẩu trên , bạn sẽ khai hải quan nhập khẩu theo quy định hiện hành. Việc kê khai này hiện được thực tiện qua phần mềm hải quan điện tử
Căn cứ vào luồng tờ khai: mã 1, 2 hoặc 3 tương ứng với xanh, vàng hoặc đỏ để cung cấp hồ sơ cho hải quan kiểm tra.
Một số Lưu ý quan trọng khi nhập khẩu mặt hàng linh kiện cơ khí:
+ Vì đặc thù mặt hàng này rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã nên chúng ta cần khai chi tiết tên hàng, item code, công dụng, chất liệu và kích thước hình dạng nếu có. Hải quan sẽ căn cứ vào thông tin khai báo để quyết định thông quan tờ khai hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa. Nếu có chúng ta hãy cung cấp thêm hình ảnh/ catalogue hàng hóa để hải quan kiểm tra.
+ Thép là mặt hàng dễ nhầm lẫn khi khai báo mã hs code, chúng ta nên kiểm tra kỹ hoặc chọn đơn vị tư vấn HS CODE chuyên nghiệp, uy tín để tránh sai sót khi khai báo hải quan.
[RH_ELEMENTOR id=”1716″]
Một số dịch vụ liên quan
Thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất
Thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy
Thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản
Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
Thủ tục nhập khẩu thủy sản đông lạnh
Thủ tục nhập khẩu thiết bị định vị gps