Thiết bị định vị GPS, giám sát hành trình (còn gọi là hộp đen) thường được ứng dụng để quản lý các phương tiện giao thông vận tải. Do có chức năng thu phát sóng vô tuyến, thiết bị thiết bị định vị GPS, giám sát hành trình thuộc danh mục các thiết bị bắt buộc phải Đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước, Chứng nhận hợp quy, Công bố hợp quy tại Cục Viễn Thông theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Thông tư quy định danh mục hàng hóa nhóm 2 của Bộ Thông tin và Truyền thông (Thông tư quy định danh mục thiết bị phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy do Bộ TT & TT quản lý) (hiện hành là Thông tư 05/2019/TT-BTTTT). Thủ tục nhập khẩu thiết bị thiết bị định vị GPS, giám sát hành trình bao gồm các khâu: Đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước (cho hàng nhập khẩu), thử nghiệm, xin giấy Chứng nhận hợp quy, Công bố hợp quy tại Cục Viễn Thông – Bộ Thông tin và Truyền thông. Trước khi lưu hành sản phẩm ra thị trường Doanh nghiệp tiếp tục phải dán tem hợp quy ICT của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Thiết bị giám sát hành trình trên các loại xe ô tô thuộc đối tượng phải lắp theo quy định của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (xe tải, xe bồn, xe khách, taxi…) còn phải tiếp tục chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn QCVN 31:2014/BGTVT của Bộ Giao thông vận tải (sau khi được cấp giấy Chứng nhận hợp quy của Cục Viễn Thông – Bộ Thông tin và Truyền thông). Phạm vi bài viết này chỉ hướng dẫn chứng nhận hợp quy thiết bị định vị GPS, thiết bị giám sát hành trình theo các quy chuẩn của Bộ Thông tin và Truyền thông, chúng tôi sẽ xuất bản hướng dẫn chứng nhận hợp quy cho thiết bị giám sát hành trình theo quy chuẩn QCVN 31:2014/BGTVT của Bộ Giao thông vận tải trong bài viết tiếp theo. Tuy nhiên, các bạn có thể tham khảo mẫu giấy Chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn QCVN 31:2014/BGTVT của Bộ Giao thông vận tải cho thiết bị giám sát hành trình ở phần cuối bài viết này.
[RH_ELEMENTOR id=”1716″]
Thủ tục hải quan nhập khẩu thiết bị viễn thông:
Nhập khẩu thiết bị viễn thông cần giấy tờ gì? Nhập khẩu thiết bị viễn thông cần thủ tục gì?
Hồ sơ hải quan nhập khẩu thiết bị viễn thông:
Hồ sơ hải quan nhập khẩu thông thường bao gồm:
- Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
- Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
- Bill of lading (Vận đơn)
- Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt)
- Các chứng từ khác (nếu có)
Ngoài ra, nếu thiết bị thuộc diện phải Chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thì khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu thiết bị viễn thông, ngoài các thủ tục và giấy tờ xuất trình hải quan như với hàng hóa thông thường, người nhập khẩu cần:
- Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước thiết bị Viễn Thông nhập khẩu
[RH_ELEMENTOR id=”1716″]
Nhãn mác hàng hóa khi nhập khẩu:
Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:
- a) Tên hàng hóa;
- b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
- c) Xuất xứ hàng hóa;
- d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa Hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành.
Nếu bạn mới bắt đầu nhập khẩu hàng hóa, bạn có thể tham khảo bài viết/video Quy trình nhập khẩu hàng hóa cho người mới bắt đầu của chúng tôi để có cái nhìn tổng quan và một số lưu ý chung cho cả quá trình nhập khẩu.
Xem thêm: dịch vụ vận chuyển tại Top One Logistics
Thuế khi nhập khẩu thiết bị viễn thông
Khi nhập khẩu thiết bị viễn thông về Việt Nam, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT).
Thuế VAT của thiết bị viễn thông là 10%.
Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của thiết bị viễn thông hiện hành Tùy theo HS cụ thể
Trong trường hợp thiết bị viễn thông được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà hiệp định đưa ra. Bạn nên lưu ý nội dung này để được hưởng quyền lợi hợp pháp về ưu đãi thuế, hiện nay Việt Nam đã tham gia ký kết FTA với trên 50 quốc gia, vì vậy, nhiều khả năng khả năng mặt hàng bạn nhập khẩu được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
Thông thường hai khái niệm “hợp chuẩn” và “hợp quy” thường bị nhầm lẫn hoặc gộp chung lại thành “hợp chuẩn hợp quy”. Về quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường thì hai khái niệm này là hoàn toàn khác nhau. Vậy hợp chuẩn là gì? Hợp quy là gì? Hợp chuẩn hợp quy khác nhau như thế nào?
Hợp quy có nghĩa là phù hợp với các “quy chuẩn” do nhà nước ban hành, việc chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy là bắt buộc nếu thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh của các Thông tư hoặc quy chuẩn do các Bộ chức năng ban hành. Các quy chuẩn áp dụng cho thiết bị thông thường là quy chuẩn kỹ thuật về tính năng, độ bền, an toàn, hoặc tương thích điện từ
Hợp chuẩn có nghĩa là phù hợp với “tiêu chuẩn”, tiêu chuẩn này có thể do các cơ quan, tổ chức của nhà nước ban hành hoặc do nhà sản xuất hoặc tổ chức nước ngoài hoặc bên thứ ba lập nên. Việc chứng nhận hợp chuẩn, công bố hợp chuẩn là tự nguyện, không bắt buộc bởi các cơ quan chức năng. Tiêu chuẩn áp dụng có thể cao hơn hoặc thấp hơn quy chuẩn đã ban hành của các cơ quan chức năng do vậy nếu không đối chiếu tiêu chuẩn với quy chuẩn tương ứng (nếu có) thì sẽ không có căn cứ để kết luận thiết bị hợp chuẩn tốt hơn hay kém hơn thiết bị hợp quy.
Các thủ tục tiến hành Chứng nhận hợp quy, Công bố hợp quy như sau:
[RH_ELEMENTOR id=”1716″]
1. Xác định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng cho thiết bị định vị GPS, giám sát hành trình.
Các thiết bị định vị, giám sát hành trình thông thường sẽ sẽ sử dụng sóng vô tuyến 2G, 3G, 4G (LTE) để truyền dữ liệu về hệ thống quản lý. Trong một số trường hợp thiết bị còn sử dụng Wi-Fi hoặc Bluethooth để kết nối với thiết bị đầu cuối (điện thoại, máy tính bảng), RFID / NFC reader để đọc thẻ lái xe. Căn cứ theo các tần số sóng vô tuyến sử dụng, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho thiết bị tuân thủ theo Thông tư quy định danh mục thiết bị phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy do Bộ TT & TT quản lý.
2. Thử nghiệm, đo kiểm thiết bị theo các quy chuẩn cần thiết
Doanh nghiệp tiến hành đo kiểm, thử nghiệm thiết bị tại các Phòng thử nghiệm trong nước được Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ định hoặc Phòng thử nghiệm nước ngoài được Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Cục Viễn Thông thừa nhận kết quả đo kiểm, thử nghiệm
Thông thường, quá trinh thử nghiệm sẽ kéo dài 2 tuần.
3. Chuẩn bị bộ hồ sơ Chứng nhận hợp quy cho thiết bị định vị GPS, giám sát hành trình.
Bộ hồ sơ Chứng nhận hợp quy bao gồm:
– Giấy đề nghị chứng nhận hợp quy theo mẫu của Cục Viễn thông
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (có ngành nghề nhập khẩu).
– Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm.
– Hình ảnh thực tế của sản phẩm.
– Kết quả đo kiểm, thử nghiệm thiết bị được Cục Viễn Thông chấp nhận
[RH_ELEMENTOR id=”1716″]
4. Nộp bộ hồ sơ Chứng nhận hợp quy tại Trung tâm kiểm định và Chứng nhận – Cục Viễn Thông
Căn cứ theo địa điểm đăng ký kinh doanh, Doanh nghiệp nộp hồ sơ tới một trong các Trung tâm kiểm định và Chứng nhận của Cục Viễn Thông
Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận 1 tại Hà Nội – Các Doanh nghiệp Miền Bắc
Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận 2 tại TP. HCM – Các Doanh nghiệp Miền Nam
Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận 3 tại Đà Nẵng – Các Doanh nghiệp Miền Trung
Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận sẽ xem xét, đánh giá bộ hồ sơ Chứng nhận của Doanh nghiệp và cấp Giấy Chứng nhận hợp quy nếu bộ hồ sơ đầy đủ và phù hợp với các quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Viễn Thông
Quá trình xử lý, đánh giá, cấp Giấy Chứng nhận hợp quy thông thường kéo dài 2 tuần.
5. Công bố hợp quy cho thiết bị định vị GPS, giám sát hành trình.
Căn cứ trên Giấy Chứng nhận hợp quy đã được cấp, Doanh nghiệp phải tiếp tục tiến hành các thủ tục Công bố hợp quy và cho sản phẩm.
[RH_ELEMENTOR id=”1716″]
Một số dịch vụ liên quan
Thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất
Thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy
Thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản
Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
Thủ tục nhập khẩu thủy sản đông lạnh
Thủ tục nhập khẩu thép cuộn cán nguội