45A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 6, Quận Bình Thành, Hồ Chí Minh

thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi cho hải sản, gia súc và gia cầm   Hiện nay, việc nhập khẩu các loại thức ăn chăn nuôi từ nước ngoài về Việt Nam không còn quá xa lạ. Chính vì thế, bài viết dưới đây cung cấp cho bạn thủ tục nhập khẩu thức […]

thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi cho hải sản, gia súc và gia cầm

 

Hiện nay, việc nhập khẩu các loại thức ăn chăn nuôi từ nước ngoài về Việt Nam không còn quá xa lạ. Chính vì thế, bài viết dưới đây cung cấp cho bạn thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi giúp cho việc lưu thông trở nên nhanh chóng hơn. 

Thức ăn chăn nuôi và phân loại thức ăn chăn nuôi

Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm mà vật nuôi được cho ăn, uống và bổ sung vào môi trường sống nhằm phát triển và duy trì sự sinh trưởng của vật nuôi. Thức ăn chăn nuôi tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như: thức ăn truyền thống, thức ăn bổ sung, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh hay thức ăn đậm đặc,…

 

Phân loại từng loại thức ăn:

  • Thức ăn truyền thống: Là sản phẩm nông nghiệp hoặc công nghiệp chế biến, được sử dụng theo tập quán trong chăn nuôi gồm gạo, cám, thóc, ngô, sắn, khoai, cua, tôm, cá…và các loại sản phẩm tương tự khác

 

  • Thức ăn bổ sung: Là nguyên liệu hỗn hợp hoặc nguyên liệu đơn của các thức ăn cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối lại dinh dưỡng cho vật nuôi
  • Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh: Là hỗn hợp của các thức ăn được phối chế nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển của vật nuôi
  • Thức ăn đậm đặc: Có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nhu cầu của vật nuôi

Xem thêm: dịch vụ vận chuyển tại Top One Logistics

[RH_ELEMENTOR id=”1713″] 

Quy định pháp luật cho thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

Đầu tiên khi muốn thực hiện thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi các bạn cần nắm rõ được quy định pháp luật đang hiện hành cho ngành hàng này. Các văn bản quan trọng các bạn cần nắm rõ để tra cứu như sau:

  • Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT: hướng dẫn Nghị định về mua bán hàng hóa trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản;
  •  Thông tư 26/2012/TT-BNNPTNT: danh mục tạm thời thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam;
  •  Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT (sửa đổi bằng Thông tư 50/2014) về quản lý thức ăn chăn nuôi.

Đối với các doanh nghiệp đang thắc mắc về thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi hay các sản phẩm thức ăn cho thuỷ sản, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi thì cần những gì. Vậy thì hãy lưu ý những điều sau đây. Tuỳ thuộc vào từng mặt hàng cụ thể mà thủ tục thực hiện có những vấn đề khác nhau. Có thể hiểu đơn giản là mặt hàng này được chia thành 2 nhóm mặt hàng chính.

1. Sản phẩm không có trong danh mục cho phép lưu hành tại Việt Nam.

Doanh nghiệp có thể tra cứu bằng cách vào Cổng thông tin dịch vụ trực tuyến của Bộ NN&PTNT. Trên thanh công cụ,  lựa chọn “DMTACN NHẬP KHẨU” -> Tiếp tục ấn vào Theo thông tư 26/2012, hoặc Sau thông tư 26/2012. Ở mỗi thông tư sẽ có file chi tiết kèm theo, doanh nghiệp có thể tải về để tra cứu mặt hàng mà mình muốn nhập đã nằm trong danh mục hàng hoá được lưu hành tại Việt Nam chưa. Với mặt hàng mà bạn nhập về đã có trong danh mục đã được quy định trong thông tư 26/2012/TT-BNNPTNT hoặc danh mục bổ sung (nếu có), khi muốn được nhập khẩu về sản xuất hoặc tiêu thụ thì cần thực hiện theo hai bước dưới đây.

Bước 1: Làm thủ tục công nhận chất lượng của thức ăn chăn nuôi gia súc để được phép lưu hành ở Việt Nam. Sau khi đã có công nhận thì doanh nghiệp nhập khẩu mới đạt điều kiện được phép lấy mẫu kiểm tra chất lượng. Nơi nhận thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. ở bước đầu tiên này đó là Cơ quan nhận hồ sơ là Tổng cục Thủy sản (với thức ăn cho tôm cá) hoặc Cục Chăn nuôi (cho gia súc gia cầm).

Hồ sơ cần chuẩn bị những nội dung gì các bạn có thể tham khảo tại quy định tại Điều 6.2.c của Thông 66/2011/BNNPTNT. Việc nhận được công nhận chất lượng chỉ mang tính chất tạm thời và ngắn hạn chứ không lâu dài được và nó áp dụng cho lô hàng nhập đầu tiên mà thôi. Nếu như bạn muốn nhập những lô tiếp theo nữa về lâu dài cần làm thủ tục  sản phẩm của mình được đưa vào Danh mục lưu hành tại Việt Nam. 

Bước 2: Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu

 khi đã có được Công nhận chất lượng, hàng hoá được về cảng, doanh nghiệp cần mời cơ quan kiểm định có thẩm quyền như Quacert, Quatest.. lấy mẫu sản phẩm để kiểm tra. Ngoài ra có thể doanh nghiệp còn sẽ phải làm giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, thực vật. Nếu như nó đạt yêu cầu thì doanh nghiệp mới được tiếp tục làm thủ tục thông quan. Còn nếu như lô hàng đó không đạt thì sẽ phải tái xuất.

2. Sản phẩm nằm trong danh mục cho phép lưu hành tại Việt Nam

 Với loại thức ăn này thì thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi sẽ đơn giản hơn. Khi nhập khẩu doanh nghiệp chỉ cần làm thủ tục kiểm tra chất lượng khi làm thủ tục với hải quan. Còn đối với những mặt hàng thức ăn chăn nuôi muốn được lưu hành thì cần phải đáp ứng 3 điều kiện dưới đây thì mới được phép lưu hành tại Việt Nam (Điều 5.2 – Thông tư 50/2014 nêu trên):

  • Công bố tiêu chuẩn áp dụng (dành cho chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) và công bố hợp quy
  •  Kết quả khảo nghiệm trên vật nuôi
  •  Hồ sơ xin Công nhận đủ điều kiện lưu hành quy định trong Điều 5.3 Thông tư 50.  làm được thủ tục này cũng sẽ mất nhiều thời gian và chi phí. Dù vậy doanh nghiệp vẫn phải làm thì mới nhập được hàng hoá. Thế nhưng chỉ cần làm 1 làn hồ sơ này, những lần sau khi nhập hàng các bạn sẽ không phải làm thêm lần nữa.

[RH_ELEMENTOR id=”1713″]

 Quy định Kiểm dịch thức ăn chăn nuôi

 

1. Kiểm dịch động vật đối với mặt hàng thức ăn chăn nuôi nguồn gốc động vật

Một trong những thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi các bạn cần chú ý có một số mặt hàng cần  phải được làm kiểm dịch động vật như: bột huyết, bột xương thịt, bột tôm, bột cá, bột lông vũ… Doanh nghiệp cần thực hiện làm hồ sơ để nộp cho Cục thú y (thức ăn gia súc, gia cầm) hoặc Tổng cục thủy sản (thức ăn cho tôm cá) để xin được kiểm dịch động vật. Sau khi đã có Giấy phép kiểm dịch, doanh nghiệp sẽ làm việc với chi cục thú y, để lấy mẫu kiểm dịch tại cảng. Nếu hải quan cho phép bạn mang hàng hoá về kho riêng bảo quản thì có thể lấy tại kho.

2. Kiểm dịch thực vật đối với mặt hàng thức ăn chăn nuôi nguồn gốc thực vật

Các mặt hàng phải làm kiểm dịch đó là khô đậu, hạt đậu tương, hạt ngô… Doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải làm hồ sơ nộp cho Chi cục kiểm dịch thực vật. Sau đó sẽ được lấy mẫu để kiểm định  giống như làm kiểm dịch động vật. Tuy nhiên mặt hàng thực vật doanh nghiệp không cần  xin giấy phép kiểm dịch. 

 

nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Điều kiện thực hiện các thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Điều kiện đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi

Đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi cần đạt chuẩn các quy định sau để có thể nhập khẩu về Việt Nam:

  • Có chất lượng đạt tiêu chuẩn đã công bố, quy chuẩn kỹ thuật đối với các loại thức ăn chăn nuôi hỗn hợp
  • Có nhãn hiệu hoặc tài liệu kèm theo thức ăn chăn nuôi theo quy định công bố
  • Thức ăn chăn nuôi được được sản xuất tại cơ sở có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp

Điều kiện đối với cơ sở nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Đối với các cơ sở nhập khẩu thức ăn chăn nuôi cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

  • Cần phải có kho hoặc thuê kho bảo quản thức ăn chăn nuôi đáp ứng yêu cầu chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của luật pháp và khuyến nghị của các tổ chức, cá nhân cung cấp.

 

  • Chỉ được phép nhập khẩu những loại thức ăn chăn nuôi theo công bố của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

[RH_ELEMENTOR id=”1713″]

Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi như thế nào?

Để thực hiện thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi cần trải qua 2 bước sau:

Bước 1: Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi cho hải sản, gia súc, gia cầm nhập khẩu

Hồ sơ đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi nhập khẩu bao gồm:

  • Đơn đề nghị công khai thông tin của sản phẩm thức ăn chăn nuôi
  • Giấy chứng nhận lưu hành thức ăn chăn nuôi tự do
  • Giấy chứng nhận đạt chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO, GMP, HACCP
  • Bản thông tin sản phẩm do cá nhân, tổ chức sản xuất cung cấp
  • Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của thức ăn chăn nuôi do cơ quan có thẩm quyền cung cấp
  • Mẫu của nhãn sản phẩm do cá nhân, tổ chức sản xuất cung cấp

 

Bước 2: Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi tại hải quan

Để các sản phẩm thức ăn chăn nuôi được thông quan một cách dễ dàng, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các thủ tục sau:

  • Tờ khai hải quan theo quy chuẩn
  • Vận đơn
  • Hóa đơn chứng từ
  • Giấy chứng minh chất lượng lô hàng thức ăn chăn nuôi đạt tiêu chuẩn nhập khẩu
  • Giấy chứng nhận doanh nghiệp đã được đăng ký

Giấy xác minh doanh nghiệp nhập khẩu đạt đủ điều kiện theo quy định

[RH_ELEMENTOR id=”1713″]

 

Khi làm hải quan, bạn cần chú ý:

  • Sản phẩm thức ăn chăn nuôi cần phải có tem xuất xứ rõ ràng
  • Ưu đãi thuế quan đối với những nước được hưởng
  • Thuế xuất và HS code được áp dụng tùy từng loại thức ăn chăn nuôi

Sau khi xem xét các giấy tờ, nếu các giấy tờ đạt chuẩn thì lô hàng sẽ được phê duyệt. Nếu như hải quan trả kết quả luồng Đỏ thì bạn cần phải cho hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa. Bạn cần tiếp tục chờ để có kết quả kiểm tra chất lượng, kiểm dịch,…sau đó nộp lại cho hải quan thì sản phẩm thức ăn chăn nuôi mới được phép thông quan.

[RH_ELEMENTOR id=”1713″]

Một số dịch vụ liên quan 

Thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất 

Thủ tục nhập khẩu than

Thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy

Thủ tục nhập khẩu nồi hơi

Thủ tục nhập khẩu xúc xích

Thủ tục nhập khẩu xi măng

Thủ tục nhập khẩu xe ô tô

Thủ tục nhập khẩu xe đạp điện

Thủ tục nhập khẩu xe đạp

Thủ tục nhập khẩu usb

Thủ tục nhập khẩu tủ điện

Thủ tục nhập khẩu tời điện

Thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản

Thủ tục nhập khẩu thủy sản đông lạnh

Thủ tục nhập khẩu thịt bò

Thủ tục nhập khẩu thiết bị định vị gps

Thủ tục nhập khẩu thép cuộn cán nguội

Thủ tục nhập khẩu thanh nhôm định hình

Thủ tục nhập khẩu than củi

Thủ tục nhập khẩu thảm trải sàn

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *