Trái sầu riêng Việt Nam chính thức được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc sau hơn 4 năm đàm phán và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Mặt hàng sầu riêng được xuất khẩu đi thị trường quốc tế, với lợi nhuận cao cho người trồng và doanh nghiệp xuất khẩu. Để đưa được quả sầu riêng đến được tận tay người tiêu dùng nước ngoài, sầu riêng cần đạt tiêu chuẩn và tuân theo quy trình nào? Thủ tục xuất khẩu sầu riêng ra sao ? Bài viết này của Top One Logistics đề cập chi tiết thủ tục xuất khẩu sầu riêng dành cho bạn
Những ưu tiên mới về thủ tục xuất khẩu sầu riêng ra thị trường nước ngoài
Cục Bảo vệ thực vật đang nới lỏng hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc làm thủ tục xuất khẩu sầu riêng nhanh chóng hơn
Cục Bảo vệ thực vật cho biết, 51 mã số vùng trồng vừa được Trung Quốc phê duyệt có tổng diện tích khoảng 3.000 ha và chỉ một phần diện tích này đang cho thu hoạch phục vụ xuất khẩu đến cuối năm 2022. Dự kiến mỗi tháng các doanh nghiệp xuất khẩu khoảng 13.000 – 14.000 tấn sầu riêng sang Trung Quốc. Số lượng này rất nhỏ so với nhu cầu từ thị trường Trung Quốc khi các doanh nghiệp đã có hợp đồng xuất khẩu khoảng 1,3 triệu tấn/năm.
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) phối hợp với các cơ quan chức năng chính thức xuất khẩu lô hàng sầu riêng chính ngạch vào thị trường Trung Quốc.
[RH_ELEMENTOR id=”1696″]
Mã Hs code và biểu thuế xuất khẩu sầu riêng
Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế xuất khẩu. Theo quy định hiện hành, sầu riêng có HS thuộc Chương 8: QUẢ VÀ QUẢ HẠCH (NUTS) ĂN ĐƯỢC; VỎ QUẢ THUỘC HỌ CAM QUÝT HOẶC CÁC LOẠI DƯA.
Cụ thể, mã HS code Sầu riêng: 08106000.
Theo quy định hiện hành về xuất khẩu, thuế VAT đối với mặt hàng sầu riêng là 0%. Sầu riêng không nằm trong danh sách các mặt hàng chịu thuế xuất khẩu, do đó khi xuất khẩu sầu riêng doanh nghiệp không phải nộp thuế xuất khẩu.
2. Thủ tục xuất khẩu quả sầu riêng
Quy trình thủ tục xuất khẩu sầu riêng xem ngay bài viết phía bên dưới đây :
2.1 Kiểm tra sầu riêng đã được nước nhập khẩu cho phép chưa?
Các doanh nghiệp cần phải xem xét mặt hàng sầu riêng chuẩn bị xuất khẩu đã được cho phép nhập bên các nước nhập khẩu hay chưa?
2.1.1 Có 2 cách để kiểm tra:
- Liên hệ trực tiếp tới các cơ quan chi cục kiểm dịch thực vật vùng 1,2,3,4,… xem mặt hàng hoa quả này có hạn chế cửa khẩu xuất về phía nước nhập khẩu hay không?
- Trao đổi với đơn vị nhập khẩu xem bên nước nhập khẩu có thể làm thủ tục nhập khẩu loại quả đó từ Việt Nam vào không? Các giấy tờ bên người mua cần người bán cung cấp để quá trình thông quan nhập khẩu được diễn ra thuận lợi.
2.2 Thủ tục xuất khẩu sầu riêng
Sau khi xác định được mặt hàng được phép nhập khẩu chính ngạch vào thị trường nước nhập khẩu, doanh nghiệp có thể tiến hành đồng thời các bước sau:
- Sản phẩm phải được xử lý chiếu xạ, nhiệt nước nóng, hun trùng
- Trước khi xuất khẩu, sầu riêng phải tiến hành kiểm dịch thực vật
- Quả sầu riêng xuất khẩu phải được thu hoạch từ vùng trồng đạt tiêu chuẩn
- Phải kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật trước khi xuất khẩu ra nước ngoài
- Phải tiến hành đóng hàng vào thùng /bao bì đúng quy cách để đảm bảo đúng tiêu chuẩn, không bị hư hàng
[RH_ELEMENTOR id=”1696″]
2.2.1 Quy trình làm giấy kiểm dịch thực vật
Mục đích của việc làm giấy kiểm dịch là cung cấp một cam đoan cho chính quyền nước nhập khẩu rằng hàng hoá nhập khẩu hoàn toàn không nhiễm dịch hại.
Theo phụ lục II của nghị định số 69/2018/NĐ – CP ngày 15/5/2018 của chính phủ. Sầu riêng không thuộc trong danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nên doanh nghiệp có thể làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa thương mại thông thường, không phải xin giấy phép xuất khẩu.
Căn cứ Điều 1 Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/09/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì mặt hàng rau, củ quả thuộc Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật. Trước khi xuất khẩu, quý khách cần làm Giấy kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) cho mỗi lô hàng.
Quy trình kiểm dịch thực vật như sau:
- Lần đầu bên kiểm dịch thực vật có thể sẽ về tại cơ sở để kiểm tra hàng hóa hoặc sẽ kiểm tại cảng.
- Các lần sau doanh nghiệp có thể chuyển hàng lên chi cục kiểm dịch để kiểm tra hàng, tùy theo sự lựa chọn của doanh nghiệp .
- Đồng thời với việc làm chiếu xạ, kiểm dịch thực vật, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ để thông quan hàng hóa.
2.3 Chuẩn bị chứng từ khai báo hải quan khi xuất khẩu quả sầu riêng
- Invoice (Hóa đơn thương mại)
- Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
- Bill Of Lading (Vận đơn)
- Sales Contract (Hợp đồng thương mại)
- Kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu của hải quan và phục vụ cho việc xin giấy phép: Catalogue, hình ảnh hàng, C/A, C/Q, CFS, Test report…
Lưu ý: – Đối với mặt hàng quả sầu riêng xuất khẩu, để đảm bảo việc vận chuyển, làm thủ tục hải quan được thuận lợi, doanh nghiệp nên dán shipping mark trên các kiện hàng.
– Đối với hàng container, do thời gian cắt máng và free cắm điện ngắn, doanh nghiệp cần căn thời gian làm kiểm dịch và kiểm hàng hóa hải quan tránh bị quá hạn lịch cắt máng của hãng tàu.
[RH_ELEMENTOR id=”1696″]
3. Chi phí vận chuyển và thời gian xuất khẩu sầu riêng
Chi phí vận chuyển và thời gian xuất khẩu sầu riêng. Tùy tính chất hàng hóa và mức độ yêu cầu thì hàng hóa xuất khẩu quốc tế có thể vận chuyển theo
- Đường biển,
- Đường hàng không,
- Đường bộ, đường sắt,
- Đường chuyển phát nhanh.
Tùy vào phương thức mà cá nhân/doanh nghiệp lựa chọn sẽ có một bảng báo giá khác nhau.
Để biết chính xác chi phí vận chuyển và thời gian xuất khẩu sầu riêng hay liên hệ với
Top One Logistics
Hotline: 0939.54.54.55 – Mr Trưởng
Email: [email protected]
Địa chỉ: 5 Hoàng Việt, Phường 4, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: www.logone.vn
Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp chuyên môn cao của chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho khách hàng.
[RH_ELEMENTOR id=”1696″]
Những điểm cần lưu ý khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu sầu riêng
Để quá trình xuất khẩu sầu riêng được nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, quý khách hàng cần lưu ý thêm một số điểm sau:
Để ý thời hạn cuối cùng nhận tờ khai thông quan (Cut-off time). Tờ khai hải quan cần hoàn thành thông quan và nộp cho hãng tàu trước thời hạn này. Nếu quá hạn sẽ khiến cho lô hàng xuất khẩu của bạn bị lùi sang chuyến sau, ảnh hướng đến quá trình giao hàng cho khách.
Với hàng phải lấy mẫu tại cảng để kiểm tra chất lượng, bạn không nên kẹp ngay seal hãng tàu sau khi đóng hàng. Vì đến khi về cảng lại cắt bỏ đi, và như vậy phải mua seal khác của hãng tàu, vừa mất chi phí và tốn thêm thời gian.
Khi đóng hàng tại kho, cần kiểm tra kỹ tình trạng container đảm bảo đủ tiêu chuẩn đóng hàng, tránh dùng container kém chất lượng dễ gây hư hỏng trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
[RH_ELEMENTOR id=”1696″]
Một số dịch vụ liên quan
Thủ tục nhập khẩu tấm pin năng lượng mặt trời
Thủ tục nhập khẩu sợi polyester
Thủ tục nhập khẩu sắt phế liệu
Thủ tục nhập khẩu sạc dự phòng
Thủ tục nhập khẩu ổ cứng máy tính
Thủ tục nhập khẩu gạch lát nền
Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm