45A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 6, Quận Bình Thành, Hồ Chí Minh

thủ tục nhập khẩu nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm

Nội dung bài viếtMỹ phẩm nhập khẩu là gì ?Điều cần biết về mã HSKhái niệm về Mã HSMã HS của mỹ phẩmMỹ phẩm có được nhập về Việt Nam không?Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩmĐịnh nghĩa công bố mỹ phẩmCông bố mỹ phẩm gồm những loại hồ sơ nào ?Hiệu lực công bố mỹ […]

thủ tục nhập khẩu nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm

Mỹ phẩm là thị trường đầy tiềm năng, nhất là mỹ phẩm nội địa ở các nước lớn như Hàn, Nhật, Trung, Mỹ,…nên rất được chị em làm đẹp săn đón. Bởi vậy bỏ túi ngay cho mình những kiến thức về thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm mà bạn cần chú ý để tăng cơ hội làm giàu nhé!

Tại bài viết dưới đây, hãy cùng điểm qua các vấn đề ấy.

Mỹ phẩm nhập khẩu là gì ?

Tại điều 2, thông tư 06/2011/TT-BYT, Sản phẩm mỹ phẩm được định nghĩa là một chất hay chế phẩm được dùng cho mục đích tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (làn da, lông tóc, móng tay, móng chân, môi,…) để làm sạch, làm thơm, thay đổi vẻ ngoài, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể và bảo vệ cơ thể.

Mỹ phẩm nhập khẩu thường thấy gồm có: son môi, phấn mắt, kem dưỡng da, serum, sản phẩm chăm sóc da,…

Ngoài ra, một số sản phẩm không được xem là mỹ phẩm được quy định tại Công văn số 1609/QLD-MP ngày 10/02/2012 của Cục Quản lý Dược.

Mỹ phẩm nhập khẩu là gì ?
Mỹ phẩm nhập khẩu là gì ?

[RH_ELEMENTOR id=”1720″]

Điều cần biết về mã HS

Để tìm hiểu sâu hơn về thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm, ta hãy đến với phần tiếp theo để nắm được lý thuyết cơ bản về mã HS cũng như là mã HS của mỹ phẩm nhé!

Khái niệm về Mã HS

Mã HS (hay còn gọi là HS code): là hệ thống cơ bản về mô tả và mã hóa hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc tế về tên gọi và mã số để phân loại các loại hàng hóa được lưu thông trên phạm vi thế giới.

Mã HS của mỹ phẩm

Để biết được chính sách, thủ tục nhập khẩu của mỹ phẩm, đầu tiên ta cần xác định mã số HS.

Hầu hết mỹ phẩm có mã số hàng hóa thuộc tiểu mục 3304 “Mỹ phẩm trang điểm/dưỡng da (trừ dược phẩm), kể cả các chế phẩm chống nắng; các sản phẩm dùng cho móng tay hoặc móng chân”

Bên cạnh đó, một số sản phẩm được coi là mỹ phẩm nhưng khi nhập khẩu có thể được cơ quan hải quan yêu cầu áp mã thuộc tiểu mục 3401.

 

Mã HS Loại hàng hóa Ví dụ Thuế NK ưu đãi 
33.04 Mỹ phẩm hoặc các chế phẩm để trang điểm, chế phẩm dưỡng da (trừ dược phẩm), kể cả các chế phẩm chống nắng; các sản phẩm dùng cho móng tay/chân.
3304.10.00 Chế phẩm trang điểm môi Son môi, son dưỡng… 20
3304.20.00 Chế phẩm trang điểm mắt Bột nhũ mặt, phấn kẻ mắt…. 22
3304.30.00 Chế phẩm dùng cho móng tay/chân nước sơn móng tay, Dung dịch tẩy móng tay , …. 22
Loại khác:
3304.91.00 Phấn, đã hoặc chưa nén Phấn phủ trang điểm, Phấn thơm , phấn lót trang điểm, Phấn má …. 22
3304.99 Loại khác:
3304.99.20 Kem ngăn ngừa mụn trứng cá Gel trị mụn, Kem dành cho da mụn , Kem dưỡng da trị mụn trứng cá , Kem trị mụn,…. 10
3304.99.30 Lotion bôi mặt/da  Kem dưỡng da ban đêm/ban ngày , kem dưỡng da chân/tay, kem dưỡng da chống nắng , kem dưỡng da làm săn chắc cơ thể, Nước hoa hồng…. 20
3304.99.90 Loại khác Sản phẩm dưỡng da, serum…. 20
3401.30.00 Các sản phẩm hoạt động bề mặt dùng để làm sạch da, dạng lỏng/kem và được đóng gói để bán lẻ, có/không chứa xà phòng Sữa/gel rửa mặt… 27

[RH_ELEMENTOR id=”1720″]

Việc xác định chi tiết mã HS của mỹ phẩm phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Theo quy định hiện hành, sẽ căn cứ trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.

Xem thêm: dịch vụ vận chuyển tại Top One Logistics

Mỹ phẩm có được nhập về Việt Nam không?

Hiện tại, mặt hàng mỹ phẩm không là danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu. Vì vậy, hoàn toàn có thể làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.

Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm

Các sản phẩm mỹ phẩm thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Y Tế. Khi nhập khẩu, cần thực hiện Công bố sản phẩm mỹ phẩm

Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm
Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm

Định nghĩa công bố mỹ phẩm

Công bố mỹ phẩm là việc đưa sản phẩm ra thị trường bởi tổ chức, cá nhân, khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công bố về việc lưu thông mỹ phẩm.

Thương nhân công bố mỹ phẩm cam kết chịu trách nhiệm về các sản phẩm phải đáp ứng tất cả các yêu cầu của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN đồng thời là cả các phụ lục kèm theo.

Công bố mỹ phẩm gồm những loại hồ sơ nào ?

Theo quy định tại Điều 4, thông tư số 06/2011/TT-BYT, công bố mỹ phẩm sẽ có hồ sơ như sau:

  • Phiếu công bố mỹ phẩm
  • Các tổ chức, cá nhân đưa sản phẩm ra thị trường cần cung cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy ủy quyền của nhà sản xuất sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân đưa sản phẩm ra thị trường để phân phối tại thị trường Việt Nam
  • CFS – Giấy chứng nhận lưu hành tự do (với mỹ phẩm nhập khẩu không phải từ các nước mà đã phê chuẩn và có CPTPP hiệu lực)

Hiệu lực công bố mỹ phẩm 

 

Số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp như Điều 10, Thông tư số 06/2011/TT-BYT đã ghi rõ.

 

Phương thức để nộp phiếu công bố mỹ phẩm là gì ?

Để nộp phiếu công bố mỹ phẩm, hiện nay bạn có thể nộp online qua cổng thông tin một cửa quốc gia.

Rủi ro về giá 

Các sản phẩm thuộc danh sách quản lý rủi ro về giá, trong vài trường hợp, hải quan sẽ yêu cầu tờ khai tham vấn.

Thủ tục hải quan

Người nhập khẩu cần thông báo số công bố mỹ phẩm với cơ quan hải quan, một vài trường hợp cần nộp công bố có xác nhận của công ty.

Bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu mỹ phẩm gồm những gì ?

Thông thường bộ chứng từ nhập khẩu mỹ phẩm kinh doanh gồm:

  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
  • Hợp đồng, invoice, packing list (hiện tại, người nhập khẩu chỉ cần xuất trình invoice – Hóa đơn thương mại, mặt khác, trong một số trường hợp, có thể xuất trình cả hợp đồng, packing list với cơ quan hải quan)
  • Vận tải đơn
  • Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục quản lý dược – Bộ y tế cấp số tiếp nhận và còn hiệu lực
  • Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 01 bản chính hoặc C/O điện tử nếu muốn hưởng thuế ưu đãi nhập khẩu đặc biệt

(Được Quy định tại Khoản 5, điều 1, Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài Chính)

Quy định về nhãn sản phẩm mỹ phẩm như thế nào ?

Mỹ phẩm nhập khẩu cần có nhãn mác đầy đủ theo quy định với nội dung tối thiểu sẽ có: 

  • Tên hàng hóa 
  • Tên và địa chỉ nhà sản xuất
  • Xuất xứ hàng hóa
  • Model
  • Mã hàng hóa (nếu có)

Được quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 và Chương V Thông tư số 06/2011/TT-BYT tại ngày 25/01/2011 do Bộ Y tế quy định về Quản lý Mỹ phẩm. Thông thường, với mỹ phẩm cần bổ sung nhãn phụ để đảm bảo các nội dung trên nhãn đầy đủ so với quy định.

7 giai đoạn nhập khẩu một lô hàng gồm: 

  • Trước khi ký hợp đồng 
  • Ký hợp đồng 
  • Thanh toán
  • Giao hàng 
  • Thông quan 
  • Nhận hàng 
  • Sau thông quan

[RH_ELEMENTOR id=”1720″]

Các loại thuế khi nhập khẩu mỹ phẩm là gì ?

Người nhập khẩu mỹ phẩm cần nộp thuế nhập khẩu và thuế VAT:

  • Đối với mỹ phẩm, thuế VAT là 10%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi  hiện hành đối với mỹ phẩm là dao động từ 10%-27%.

Trường hợp mỹ phẩm nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà hiệp định đưa ra. 

Hiện nay Việt Nam đã tham gia ký kết FTA với hơn 50 quốc gia, vì vậy, nhiều khả năng khả năng mỹ phẩm bạn nhập khẩu được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

Thuế nhập khẩu mỹ phẩm được tính như thế nào ?

Tiền thuế nhập khẩu mỹ phẩm phải nộp = Giá trị hàng x thuế suất nhập khẩu mỹ phẩm

Trong đó:

  • Giá trị hàng: là giá trị lô hàng khi bạn khai báo. ( Trị giá tính thuế nhập khẩu mỹ phẩm = Tiền hàng + cước vận chuyển quốc tế theo điều kiện giao hàng + các khoản phải cộng/chi phí phát sinh.)
  • Thuế suất nhập khẩu: bằng phần trăm (%) biểu thuế xuất nhập khẩu mới nhất của Bộ tài chính ban hành

Tiền thuế VAT = (Giá trị lô hàng + thuế nhập khẩu mỹ phẩm) x 10%

[RH_ELEMENTOR id=”1720″]

Chi phí,thời gian và chọn đơn vị dịch vụ nhập khẩu mỹ phẩm

Với mục đích dự tính giá đầu vào, bạn cần tìm đơn vị hỗ trợ báo giá để lên dự toán về chi phí vận chuyển, thời gian vận chuyển?

Căn cứ yêu cầu về tiến độ giao, chi phí giao và tính chất lô hàng mà sẽ có các phương án vận chuyển tối ưu khác nhau như đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường chuyển phát nhanh,….

Kết luận

Chúng ta đã cùng tìm hiểu qua những điều về thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm mà bạn cần chú ý từ định nghĩa mỹ phẩm nhập khẩu, mã HS, thủ tục, thuế và các rủi ro cũng như là vấn đề mà mọi người thường quan tâm mà chưa tìm được lời giải đáp. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có cho mình kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng để nhập khẩu mỹ phẩm nhé!

[RH_ELEMENTOR id=”1720″]

 Một số dịch vụ liên quan 

Thủ tục hải quan xuấT khẩu 

Thủ tục nhập khẩu tấm pin năng lượng mặt trời

Thủ tục nhập khẩu sữa tươi

Thủ tục nhập khẩu sữa bột

Thủ tục nhập khẩu sợi polyester

Thủ tục nhập khẩu sổ tay

Thủ tục nhập khẩu son môi

Thủ tục nhập khẩu sắt phế liệu

Thủ tục nhập khẩu sạc dự phòng

Thủ tục nhập khẩu quần áo

Thủ tục nhập khẩu pin tiểu

Thủ tục nhập khẩu phân gà

Thủ tục nhập khẩu ống thép

Thủ tục nhập khẩu ổ cứng máy tính

Thủ tục nhập khẩu nước giặt

Thủ tục nhập khẩu nồi inox

Thủ tục nhập khẩu nhựa đường

Thủ tục nhập khẩu gạch lát nền

Thủ tục xuất khẩu sầu riêng

Thủ tục nhập khẩu trái cây

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận