Máy làm lạnh nước có công dụng chính là cung cấp tải tới các công trình. Nhu cầu sử dụng loại thiết bị này ngày càng lớn vì thế mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhập khẩu máy làm lạnh nước từ các thương hiệu lớn tại nước ngoài. Hãy cùng Top One Logistics tìm hiểu thủ tục nhập khẩu máy làm lạnh nước trong bài viết dưới đây.
Mã HS code máy làm lạnh nước
Đầu tiên, để bắt đầu làm các thủ tục hải quan thông quan lô hàng máy làm lạnh nước, doanh nghiệp cần xác minh rõ dòng máy mà mình nhập khẩu có mã HS là gì. Tuỳ vào đặc điểm cấu tạo, công suất hoạt động và nhiều yếu tố khác, máy làm lạnh nước được chia thành nhiều nhóm khác nhau ứng với các mã HS code. Khi tra cứu chính xác mã HS code cho lô hàng của mình, doanh nghiệp sẽ nắm rõ được các chính sách và nghĩa vụ đóng thuế đối với mặt hàng này.
Cụ thể:
Căn cứ vào Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH, mã HS code của máy làm lạnh nước đó là:
- 84186941 và 84186949: Mã HS code của hệ thống làm lạnh phân loại tại TCVN 6739: 2015, công suất trên 21.10kW.
[RH_ELEMENTOR id=”1720″]
Quy trình thủ tục kiểm tra chất lượng máy làm lạnh nước
Các bước đăng ký kiểm tra chất lượng
+ Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ và nộp trực tiếp tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả thuộc chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng.
+ Tiếp theo, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đã đạt chuẩn, đã bao gồm đầy đủ chứng từ cần thiết hay chưa.
+ Sau khi nhận hồ sơ, trong thời hạn 3 ngày, Chi cục sẽ thông báo cho doanh nghiệp nhập khẩu kết quả kiểm tra chất lượng. Nếu như lô hàng của bạn đã đạt tiêu chuẩn và được cấp giấy chứng nhận, bạn sẽ tiến hành các thủ tục thông quan tiếp theo.
+ Cuối cùng, doanh nghiệp sẽ cử người đến Chi cục để lấy kết quả chứng nhận.
Bộ hồ sơ mà doanh nghiệp cần chuẩn bị sẽ bao gồm các giấy tờ sau
+ 4 bản Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước về chất lượng đối với các lô hàng nhập khẩu. Mẫu Giấy này sẽ được in theo form mẫu.
+ Hợp đồng mua bàn, bản sao.
+ Danh mục hàng hoá, bản sao.
+ Phiếu đóng gói hàng hoá, bản sao.
+ Bản sao đã có chứng thực của chứng chỉ chất lượng.
+ Vận đơn lô hàng, bản sao.
+ Hoá đơn thương mại.
+ Tờ khai hàng hoá nhập khẩu.
+ C/O, tức giấy chứng nhận xuất xứ.
+ Bản mô tả hàng hoá, trên nhãn hàng hoá hoặc nhãn phụ phải có đầy đủ thông tin cần thiết theo yêu cầu.
+ Chứng nhận lưu hành tự do.
Đăng ký chứng nhận hợp quy
Đăng ký chứng nhận hợp quy hay đăng ký thử nghiệm hiệu suất năng lượng thiết bị làm lạnh nước là công đoạn bắt buộc mà doanh nghiệp phải tiến hành. Theo đó Quy trình như sau:
+ Đầu tiên, doanh nghiệp cần đăng ký kiểm tra chất lượng cho lô hàng tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường thuộc quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ ở tỉnh mà doanh nghiệp mở tờ khai.
+ Tiếp theo, tiến hành mở tờ khai, người đại diện doanh nghiệp sẽ đăng ký kiểm tra chất lượng và đăng ký thử nghiệm hiệu suất năng lượng trước khi mang hàng về kho bảo quản.
+ Tiếp theo, mang mẫu hàng hoá, mang máy đi thử nghiệm, tiến hành làm chứng chỉ hợp quy và thử nghiệm hiệu suất năng lượng.
+ Sau đó, người đại diện doanh nghiệp làm thủ tục sẽ nộp kết quả kiểm tra hiệu suất năng lượng.
+ Người đại diện doanh nghiệp sẽ nộp bản kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng cho cơ quan hải quan.
+ Tiến hành nộp chứng thư hợp quy cho đơn vị doanh nghiệp đã tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng và hoàn thành thủ tục cần thiết.
Hồ sơ thủ tục hải quan nhập khẩu máy làm lạnh nước
Để hoàn thành quy trình thông quan, làm thủ tục nhập khẩu máy làm lạnh nước, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ sau:
– Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice).
– Hợp đồng thương mại (Sales contract).
– Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List).
– Vận tải đơn (Bill of Landing).
– Giấy chứng nhạn xuất xứ nếu có.
– Kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng của sản phẩm.
– Chứng nhận hợp quy.
– Giấy tờ liên quan khác.
[RH_ELEMENTOR id=”1720″]
Quy trình thủ tục nhập khẩu máy làm lạnh nước
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy làm lạnh nước gồm những bước sau:
Bước 1: Khai tờ khai hải quan
Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã HS máy sưởi. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.
Bước 2: Mở tờ khai hải quan
Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ báo kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.
Bước 3: Thông quan tờ khai hải quan
Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.
Bước 4: Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng
Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu máy làm lạnh nước. Hy vọng những thông tin sẽ hữu ích đối với bạn đọc.
Khi nhập khẩu Thiết bị làm lạnh về Việt Nam, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT).
Thuế VAT của Thiết bị làm lạnh là 10%.
Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của Thiết bị làm lạnh hiện hành là 10%
[RH_ELEMENTOR id=”1720″]
Một số dịch vụ liên quan
Thủ tục hải quan nhập khẩu bột màu
Thủ tục nhập khẩu nhụy hoa nghệ tây
Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu thực phẩm
Thủ tục nhập khẩu máy trò chơi điện tử
Thủ tục nhập khẩu máy in laser
Thủ tục nhập khẩu hạt nhựa tái sinh
Thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử
Thủ tục nhập khẩu linh kiện ô tô
Thủ tục nhập khẩu bộ lưu điện ups