45A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 6, Quận Bình Thành, Hồ Chí Minh

Chuỗi giá trị là gì ? Định nghĩa về chuỗi giá trị

Nội dung bài viếtĐịnh nghĩa về Chuỗi giá trịLợi ích của chuỗi giá trị trong hoạt động của doanh nghiệp?Các hoạt động chính và phụ trong chuỗi giá trị?Ý nghĩa của mô hình chuỗi giá trịHoạt động chính trong chuỗi giá trịHoạt động phụ trong chuỗi giá trịMột số dịch vụ liên quan  “Chuỗi giá trị” […]

Chuỗi giá trị là gì ? Định nghĩa về chuỗi giá trị

“Chuỗi giá trị” tiếng anh là Value Chain chắc hẳn bạn đã từng nghe qua. Vậy Chuỗi giá trị là gì? được định nghĩa như thế nào ? Hãy cùng tìm hiểu những câu hỏi liên quan đến chuỗi giá trị . Cùng Top One Logistics  ngay phía bên dưới đây :

Chuỗi giá trị là một sáng tạo học thuật của GS. Michael Porter, học giả marketing lừng lẫy. Ông đưa thuật ngữ này lần đầu tiên vào năm 1985 trong cuốn sách phân tích về lợi thế cạnh tranh, khi khảo sát kỹ các hệ thống sản xuất, thương mại và dịch vụ đã đạt tới tầm ảnh hưởng rất lớn ở Mỹ và các quốc gia phát triển khác. Đây là khoảng bắt đầu của giai đoạn thứ 5 trong mô hình Rostow về tăng trưởng kinh tế, giai đoạn cao nhất.

Trong chuỗi giá trị này, mô hình Porter khoanh thành hai mảng chính cho kinh doanh: hoạt động bổ trợ và hoạt động chính. Về cơ bản, tổng thể có chín loại hoạt động tạo ra giá trị trong toàn chuỗi. Nhóm hoạt động chính thì bao gồm dãy năm loại hoạt động : đưa nguyên vật liệu vào kinh doanh; vận hành, sản xuất- kinh doanh; vận chuyển ra bên ngoài; marketing và bán hàng; cung cấp các dịch vụ liên quan. Nhóm bổ trợ chứa các hoạt động tạo ra giá trị bao gồm: Hạ tầng, quản trị nhân lực, công nghệ và mua sắm. Các hoạt động bổ trợ xảy ra bên trong từng loại hoạt động chính.

Xét ở một góc độ khác, chuỗi giá trị còn được nhìn thông qua các quá trình kinh doanh chủ đạo, bao gồm:

(a) Quá trình phát triển công nghệ sản phẩm

(b) Quá trình quản trị kho và nguyên vật liệu, đầu vào

(c) Quá trình từ đoan hàng tới thanh toán

(d) Quá trình cung cấp dịch vụ.

Định nghĩa về Chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị (Value chain) liên quan đến 1 dãy các hoạt động LÀM TĂNG GIÁ TRỊ tại mỗi bước trong quy trình, bao gồm: Khâu thiết kế, sản xuất & giao sản phẩm chất lượng đến tay người sử dụng.

  • Phân tích chuỗi giá trị được sử dụng đế đánh giá các hoạt động bên trong và xung quanh tổ chức & liên hệ với khả năng của nó để cung cấp giá trị cho đồng tiền, sản phẩm và dịch vụ
  • Khái niệm về Value Chain (chuỗi giá trị) lần đầu tiên được đưa ra bởi Michael Porter vào nằm 1985, trong cuốn sách nổi tiếng của ông “Competitive Advantage”.
  • Theo ý kiến của Poter, có 2 bước chính trong việc phân tích chuỗi giá trị, bao gồm:+ Xác định từng hoạt động riêng lẻ trong tổ chức. Và
    + Phân tích giá trị tăng thêm trong mỗi hoạt động và liên hệ nó với sức mạnh cạnh tranh của DN
  • Porter đã phân chia các hoạt động của DN thành 2 mảng chính (cho mục đích phân tích chuỗi giá trị):

+ Hoạt động chủ yếu – Primary Activities: Logistics đầu vào, Sản xuất, Logistics đầu ra, Marketing & Sales, Dịch vụ.
Hoạt động bổ trợ – Support Activities: Các hoạt động này sẽ hỗ trợ cho các Hoạt động chủ yếu, bao gồm: Thu mua, Công nghệ, HR, Cơ sở hạ tầng.

  • 5 bước trong chuỗi giá trị cung cấp cho công ty khả năng tạo ra giá trị vượt quá chi phí để sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng.
  • Nếu công ty tối đa hoá các hoạt động trong 5 bước này, sẽ cho phép công ty có lợi thế cạnnh tranh so với các đối thủ khác trong ngành công nghiệp.
Định nghĩa về Chuỗi giá trị
Định nghĩa về Chuỗi giá trị

5 bước trong Hoạt động chủ yếu – Primary Activities, bao gồm:

+ Logistics đầu vào:
Bao gồm việc nhận hàng, lưu trữ & phân phối các yếu tố đầu vào (inputs) như: Nguyên vật liệu, Nguồn cung cấp …

Hoạt động sản xuất:
Chuyển đổi đầu vào (nguyên vật liệu) thành sản phẩm hoàn chỉnh.

+ Logistics đầu ra:
Liên quan đến việc thu gom hàng, lưu trữ & phân phối các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.

Marketing & Sales:
Liên quan đến các hoạt động giúp nâng cao nhận thức của công chúng về sản phẩm.

Dịch vụ:
Bao gồm tất cả các hoạt động tăng giá trị cho sản phẩm và dịch vụ.

Hoạt động bổ trợ – Support Activities: Bao gồm những hoạt động hỗ trợ cho Hoạt động chủ yếu

Lợi ích của chuỗi giá trị trong hoạt động của doanh nghiệp?

Xây dựng được chuỗi giá trị liên kết là việc doanh nghiệp nào cũng mong muốn hướng tới. Các nhóm hoạt động trong chuỗi giá trị giống như các bộ phận của cơ thể tổ chức hoàn chính, khi các “bộ phận” này gắn kết, chúng ta sẽ có 1 thực tế hài hòa, mạnh mẽ, thông suốt từ đầu tới cuối.

Một số lợi ích khi phát triển và phân tích chuỗi giá trị của doanh nghiệp có thể kể đến như:

– Tổng hợp các thông tin nhanh chóng, hỗ trợ ra quyết định nhanh chóng, chính xác

– Dự báo trước, tìm ra những “điểm nút” hoạt động không hiệu quả để tối ưu

– Hiểu được sự gắn kết của toàn bộ hệ thống, những tác nhân tác động

– Tối ưu hóa hoạt động của mỗi nhóm, phát triển những năng lực cốt lõi, phát triển sản phẩm mới

– Tối đa hóa doanh thu, giảm thiểu chi phí của tổ chức

Giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định giá trị tốt nằm ở đâu với khách hàng để mở rộng giá trị, tiết kiệm chi phí và nâng cao sản xuất. – Giúp khách hàng nhận được sản phẩm tốt với chi phí hợp lý.

Các hoạt động chính và phụ trong chuỗi giá trị?

Mô hình chuỗi giá trị được chia làm các nhóm hoạt động chính – phụ. Khi tiến hành phân tích chuỗi giá trị, chúng ta có thể phân tích từng hoạt động riêng lẻ khác nhau trong cùng nhóm để hiểu những tác động của nó đến tổ chức của mình.

Ý nghĩa của mô hình chuỗi giá trị

Các hoạt động chính và phụ trong chuỗi giá trị?
Các hoạt động chính và phụ trong chuỗi giá trị?

Hoạt động chính trong chuỗi giá trị

Những hoạt động chính đóng vai trò xây dựng, phân phối, kinh doanh và hỗ trợ sự phát triển của các sản phẩm/dịch vụ. Các hoạt động nhỏ trong nhóm này bao gồm:

– Hoạt động tiếp nhận: bao trùm toàn bộ việc xử lý và quản lý các nguồn nguyên liệu đầu vào (thông qua các nhà cung cấp hay chuỗi cung ứng từ bên ngoài).

– Hoạt động vận hành: liên quan đến việc biến những nguyên liệu đầu vào trở thành sản phẩm/dịch vụ “đầu ra” phân phối ra ngoài thị trường.

– Hoạt động hậu cần: đây là hoạt động liên quan đến xử lý, lưu trữ, phân phối. Những hoạt động này vừa liên quan đến hoạt động quản trị nội bộ lẫn việc điều phối, kết nối thông tin với các nhà cung ứng ở bên ngoài.

– Hoạt động tiếp thị, bán hàng: đây là những hoạt động nhằm xây dựng thương hiệu, đưa sản phẩm/dịch vụ trở nên gần gũi, thân thuộc hơn với khách hàng. Cung cấp cho khách hàng lý do tại sao nên mua và sử dụng chúng.

– Hoạt động hậu mãi: liên quan đến việc củng cố mối quan hệ với khách hàng, hỗ trợ sử dụng dịch vụ/sản phẩm sau mua hàng, xử lý các thắc mắc, tư vấn có liên quan

Hoạt động phụ trong chuỗi giá trị

Những hoạt động phụ đóng vai trò hỗ trợ cho các hoạt động chính, đảm bảo các hoạt động chính được thực hiện một cách hiệu quả, chính xác. Các hoạt động thứ cấp bao gồm:

– Mua hàng: hoạt động này liên quan đến việc tìm kiếm, quản lý, quan hệ với nhà cung ứng, đảm bảo về các nguyên liệu đầu vào, nguồn lực hỗ trợ cho việc xây dựng, phát triển và phân phối sản phẩm.

– Quản lý con người: liên quan đến việc tuyển dụng, xây dựng cơ cấu tổ chức, đào tạo, duy trì văn hóa doanh nghiệp, tạo môi trường làm việc thuận lợi cho nhân viên.

– Phát triển công nghệ: nghiên cứu, phát triển, áp dụng các công nghệ mới hỗ trợ đẩy nhanh việc vận hành các hoạt động chính, quản lý CNTT, bảo mật và năng cao năng suất làm việc.

– Phát triển cơ sở hạ tầng: đầu tư phát triển trang thiết bị, văn phòng, kho bãi đầy đủ, …

Bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn chuỗi giá trị là gì ? cũng như các hoạt động chính trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Nếu có những thắc mắc về việc xây dựng chuỗi giá trị, hay cần tư vấn dịch vụ liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được hỗ trợ nhé

Một số dịch vụ liên quan 

Khai báo thủ tục hải quan là làm gì ?

3 tuyến vận chuyển hàng hóa quốc tế

CI là gì

Danh mục hàng hóa phải làm thủ tục nhập khẩu

Danh sách mã vạch của các nước

Freight forwarder là gì?

Giấy phép nhập khẩu tự động

Giấy phép nhập khẩu

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận