45A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 6, Quận Bình Thành, Hồ Chí Minh

Khai báo thủ tục hải quan là gì ? Quy trình thủ tục hải quan

Nội dung bài viếtThủ tục hải quan là làm gì ?Mục đích của việc khai báo thủ tục hải quanĐối tượng nào có nghĩa vụ làm thủ tục hải quanNguyên tắc làm thủ tục hải quan cần tuân thủ khi thay đổi địa điểm dỡ hàngĐối với việc khai báo thủ tục hải quan sẽ […]

Khai báo thủ tục hải quan là gì ? Quy trình thủ tục hải quan

Thủ tục hải quan là cụm từ xuất hiện khá nhiều trong cuộc sống nhưng không phải ai cũng biết thủ tục hải quan là gì, bởi thủ tục này mang tính chuyên ngành và tương đối phức tạp. Vậy để hiểu thêm thủ tục hải quan là gì ? Quy trình xử lý như thế nào? Xem ngay bài viết dưới đây của Top One Logsitics

Thủ tục hải quan là làm gì ?

Đầu tiên, hãy hiểu rõ ý nghĩa của từ hải quan. Theo từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ xuất bản 2005 giải thích, hải quan nghĩa là: “việc kiểm soát và đánh thuế hàng hoá xuất nhập cảnh”. 

Thủ tục hải quan trong vận tải logistics được hiểu là :

Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định để thông quan cho với hàng hóa xuất nhập khẩu, cũng như phương tiện vận tải xuất nhập cảnh để kiểm soát và đánh thuế hàng hoá xuất nhập cảnh.

Khai báo thủ tục hải quan trong vận tải logistics được hiểu là :

Khai báo thủ tục hải quan là những thủ tục cần thiết tại cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không cần thiết để cho phép hàng hóa, phương tiện vận tải được phép nhập khẩu/nhập cảnh hoặc xuất khẩu/xuất cảnh ra khỏi biên giới quốc gia.

Lưu ý: Thủ tục hải quan chỉ áp dụng cho các hàng hóa và phương tiện vận tải không áp dụng cho người

Thủ tục hải quan là làm gì ?
Thủ tục hải quan là làm gì ?

Theo trích dẫn từ Wikipedia: Hải quan là một ngành có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Theo cách giải thích của Luật Hải quan năm 2014:

Tại Khoản 23. Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.

Như vậy, có thể hiểu đơn giản, thủ tục hải quan là các thủ tục cần thiết để đảm bảo hàng hóa, phương tiện vận tài được xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới.

Địa bàn hoạt động hải quan bao gồm:

– Cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế;

– Cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

– Khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất, khu vực ưu đãi hải quan;

– Các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan;

– Các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ hải quan;

– Khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, được phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Mục đích của việc khai báo thủ tục hải quan

Đối với việc khai báo thủ tục hải quan thì mục đích của chúng nhiều mục đích khách nhau nhưng chung quy vẫn có hai nguyên nhân chính:

+ Để Nhà nước tính và thu thuế. Đây là mục đích rất quan trọng trả lời tại sao chúng ta lại phải tốn quá nhiều thời gian, công sức của bao nhiêu người để giải quyết công việc này.

+ Để quản lý hàng hóa, đảm bảo hàng hóa ra/vào lãnh thổ Việt Nam không thuộc danh mục cấm như

 ++ Ngà voi, súng, ma túy vào Việt Nam

 ++ Không thể xuất đồ cổ, động vật hoang dã ra khỏi Việt Nam theo con đường chính ngạch.

Mục đích của việc khai báo thủ tục hải quan
Mục đích của việc khai báo thủ tục hải quan

Đối tượng nào có nghĩa vụ làm thủ tục hải quan

Căn cứ theo đúng quy định của pháp luật tại khoản 14 Điều 4 Luật Hải quan 2014 đã được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP) theo quy định về đối tượng khai báo hải quan như sau:

Người khai báo hải quan sẽ bao gồm đối tượng:

  • Những chủ đơn hàng xuất, nhập khẩu. Trong trường hợp những chủ kiện hàng không phải người Việt Nam, họ là những thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục hải quan thông qua các đại lý làm thủ hải quan.
  • Đối tượng là những chủ điều khiển phương tiện vận tải xuất, nhập cảnh, quá cảnh hay là những người được chủ phương tiện quá cảnh, xuất nhập cảnh ủy quyền, những người chủ phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh. 
  • Đối tượng được người chủ hàng hóa ủy quyền trong những trường hợp hàng hóa và quà biếu, tặng của cá nhân, tổ chức, hành lý hàng gửi trước hay được gửi sau chuyến đi của người xuất, nhập cảnh, những mặt hàng nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư nhằm miễn thuế.
  • Những người đang làm cho các đại lý, người thực hiện dịch vụ quá cảnh kiện hàng, trung chuyển hàng hóa.
  • Những đại lý đủ điều kiện làm đại lý làm thủ tục hải quan
  • Những doanh nghiệp đáp ứng dịch vụ bưu chính quốc tế hay dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, loại trừ những trường hợp chủ hàng hóa có những điều kiện khác.
Đối tượng nào có nghĩa vụ làm thủ tục hải quan
Đối tượng nào có nghĩa vụ làm thủ tục hải quan

Nguyên tắc làm thủ tục hải quan cần tuân thủ khi thay đổi địa điểm dỡ hàng

Căn cứ vào hướng dẫn ở tiểu mục 1 Mục III Công văn 10169/BTC-TCHQ năm 2015 đã hướng dẫn về những nguyên tắc chung trong khi thực hiện thủ tục hải quan, trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã thay đổi địa điểm dự kiến dỡ hàng đã ghi trên ghi trong  vận đơn như sau:

Nguyên tắc hàng hóa trong quá trình vận chuyển nhập khẩu dự kiến dỡ hàng tại những cảng đích đã ghi trên đơn vận hay những kiện hàng xuất khẩu dự kiến sẽ được xếp lên tàu xuất khẩu tại cảng đã được ghi trên đơn vận chỉ được phép chuyển đến một cảng khác nếu đã thỏa thuận được điều kiện:

  • Nhằm giải quyết được những ùn tắc do số lượng hàng hóa quá lớn tại cảng đích đã được ghi trên đơn vận hay cảng đã dự kiến xuất khẩu được ghi trên đơn vận.
  • Bắt buộc chấp nhận của các chủ cửa hàng, của hãng tàu hay đại lý hãng tàu đối với việc sẽ chuyển hàng hóa đang vận chuyển sang một cảng khác.
  • Hàng hóa phải xin chuyển cảng trong quá trình vận chuyển sang một cảng khác bắt buộc phải giữ nguyên, đảm bảo được hàng hóa trên tàu phải nguyên vẹn, đã được niêm phong và đã cam kết đúng thời gian với chủ hàng hóa.
  • Doanh nghiệp kinh doanh cảng dỡ hàng thực hiện vận chuyển bắt buộc chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ mức phí phát sinh.
  • Hàng hóa nhập khẩu xin chuyển cảng phải đáp ứng được quá trình vận chuyển về cảng đích đã ghi trên vận đơn để đáp ứng thủ tục hải quan. Trong trường hợp chủ doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã có văn bản đề nghị được làm thủ tục hải quan chính tại cảng chuyển đến thì phải thực hiện thủ tục hải quan tại chi cục hải quan quản lý địa phận cảng đó.

Theo những nguyên tắc trên, hàng hóa xuất nhập khẩu dự kiến dỡ hàng tại cảng đích đã được ghi trên đơn vận hay những hàng hóa xuất nhập khẩu dự kiến xếp hàng lên tàu hàng tại cảng đích đã ghi trên đơn vận chỉ được phép chuyển đến một cảng khác khi đã đáp ứng được những yêu cầu nêu trên.

Nguyên tắc làm thủ tục hải quan cần tuân thủ khi thay đổi địa điểm dỡ hàng
Nguyên tắc làm thủ tục hải quan cần tuân thủ khi thay đổi địa điểm dỡ hàng

Đối với việc khai báo thủ tục hải quan sẽ phải chuẩn bị bao gồm

1. Chuẩn bị khai chứng từ hải quan

Từ tháng 4/2014, cơ quan hải quan đã bắt đầu triển khai áp dụng hệ thống VNACCS mới, và mẫu tờ khai cũng có thay đổi nhiều.

Bộ chứng từ khai hải quan cơ bản gồm những giấy tờ sau:

+ Hợp đồng thương mại (Purchase Order Or Contract): 01 bản sao y

+ Hóa đơn thương mai : ( invoice ): 1 bản gốc

+ Phiếu đóng gói ( packing List): 1 bảng gốc

+ Vận đơn ( Airway Bill / Bill of lading)

+  Giấy phép ( nếu có)

+ Gấy chứng nhận xuất xứ (c/0)

+ giấy tờ yêu cầu khách tùy theo mặt hàng cụ thể

2. Nộp tờ khai hải quan 

Sau khi chuẩn bị bộ chứng từ đầy đủ, sẽ tiếng hành nộp tờ khai theo hình thức hải quan điện tử.

Sau khi nộp tờ khai sẽ đợi kết quả phân luồng hệ thống:

2.1 Tờ khai luồng xanh:

Tờ khai với màu may mắn.  Nhưng cũng có 2 trường hợp: xanh có điều kiện và không điều kiện.

+ Xanh có điều kiện: Phải xuất trình thêm những chứng từ bổ sung như:

    Giấy chứng nhật xuất xứ (C/O)

    Giấy kiểm tra chất lượng (ví dụ: kiểm dịch thực vật), giấy nộp thuế…

 Với loại luồng xanh này, chắc chắn bạn phải tới chi cục hải quan để làm thủ tục

+ Xanh không có điều kiện:  Về lý thuyết, bạn chỉ cần xuống cảng lấy hàng, mà không phải làm gì thêm. Tuy nhiên, trên thực tế ở các chi cục, tôi thấy người khai vẫn phải in ra giấy có chữ ký & đóng dấu của chủ hàng. Sau đó đem tờ khai giấy lên lấy xác nhận của hải quan tiếp nhận, rồi mới ra cảng làm thủ tục lấy hàng (đổi lệnh ở cảng, ký hải quan cổng bãi).

  Giống như làm với tờ khai luồng vàng, nhưng thời gian làm nhanh hơn.

2.2 Tờ khai luồng vàng

Đối với luồng này, quy trình khai vẫn giống luôn xanh nhưng cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

+ Tờ khai hải quan

+ Hợp đồng thương mại (Purchase Order Or Contract)

+ Hóa đơn thương mai : ( invoice ): 1 bản gốc

+ Phiếu đóng gói ( packing List): 1 bảng gốc

+ Vận đơn ( Airway Bill / Bill of lading)

+  Giấy phép ( nếu có)

+ Gấy chứng nhận xuất xứ (c/0)

+ giấy tờ yêu cầu khách tùy theo mặt hàng cụ thể

Chi tiết về hồ sơ &  quy trình thủ tục có thể tham khảo thêm tại: Điều 8, thông tư 22/2014/TT-BTC

2.3 Tờ khai luồng đỏ

Phải kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi kiểm tra hồ sơ giấy. Đây là mức độ kiểm tra cao nhất, phải làm nhiều thủ tục và tốn chi phí, thời gian, công sức nhất cho cả chủ hàng và hải quan.

Về  hồ sơ như luồng vàng trên đây. Sau khi hải quan tiếp nhận duyệt hồ sơ, sẽ chuyển sang cho đội kiểm hóa. Bạn đăng kí kiểm hóa, xuống cảng làm thủ tục hạ hàng đưa vào khu kiểm hóa, rồi liên hệ với cán bộ hải quan xuống làm thủ tục kiểm tra.

Hiện có 2 hình thức kiểm hóa:

+ Kiểm bằng máy soi (kiểm soi)

+ Kiểm thủ công. ( bước này thường tốn kém và mệt mỏi)

Sau khi kiểm tra xong, cán bộ hải quan sẽ về Chi cục làm các thủ tục cần thiết: biên bản kiểm hóa. Nếu ổn, sẽ làm thủ tục bóc tờ khai là xong.

3. Thực hiện nộp thuế cho nhà nước

Người khai nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định: nộp ngay, ân hạn, bảo lãnh ngân hàng…

Mức thuế sẽ tùy mặt hàng khai hải quan và có các giấy tờ để ưu đãi giảm thuế hay không.

Chú ý: không phải mặt hàng nào cũng có quá trình khai hải quan giống nhau. Thông thường được chia thành như

+ Chuyên làm thủ tục hải quan hàng kinh doanh.

+ Chuyên làm thủ tục hải quan hàng phi mậu dịch

+ Thủ tục hải quan hàng sản xuất xuất khẩu

+ Thủ tục hải quan hàng gia công.

+ Khai báo hải quan hàng xuất nhập khẩu tại chổ.

+ Khai báo hải quan hàng chuyển cảng, chuyển cửa khẩu.

+ Chuyên làm thủ tục hải quan hàng đã qua sử dụng máy móc.

+ Mặt hàng thiết bị y tế

Sau khi thực hiện thực hiện khai báo thủ tục hải quan hàng hóa xong, đơn vị sẽ vận chuyển hàng về kho khách hàng.

Quy trình làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu

Tuỳ vào từng loại hàng hoá nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ cần làm các thủ tục hải quan khác nhau. Tuy nhiên, một quy trình làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu cơ bản bao gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định loại hàng nhập khẩu

Cần xác định loại hàng nhập khẩu thuộc diện nào để xác định được việc cần làm. Chẳng hạn nếu là hàng thông thường thì không cần lưu ý gì đặc biệt nhưng nếu là hàng hóa phải công bố hợp chuẩn hợp quy, doanh nghiệp phải làm thủ tục công bố hợp quy trước khi hàng được đưa về cảng…

Bước 2: Kiểm tra bộ chứng từ hàng hoá

Trong quá trình làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ chứng từ, cơ bản gồm các giấy tờ sau:

– Hợp đồng thương mại (Sale Contract).

– Vận đơn lô hàng (Bill of Landing).

– Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List).

– Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng (C/O).

– Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice).

Bước 3: Khai và truyền tờ khai hải quan

Sau khi hãng vận chuyển gửi giấy báo hàng đến, doanh nghiệp cần tiến hành lên tờ khai hải quan và điền đầy đủ thông tin trên tờ khai. Khi tờ khai hoàn tất và được truyền đi, hệ thống sẽ tự động cấp số nếu như thông tin chính xác và đầy đủ.

Bước 4: Lấy lệnh giao hàng

Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ sau và mang đến hãng vận chuyển để lấy lệnh giao hàng:

– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân bản sao.

– Vận đơn bản sao.

– Vận đơn bản gốc có dấu.

Bước 5: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan

Sau khi tờ khai được truyền đi, hệ thống sẽ phân luồng hàng hoá thành luồng xanh, luồng vàng hoặc luồng đỏ.

– Luồng xanh: Doanh nghiệp in tờ khai và đóng thuế.

– Luồng vàng: Đơn vị Hải quan kiểm tra hồ sơ giấy của lô hàng.

– Luồng đỏ: Hàng bị kiểm hoá.

Bước 6: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan

Sau khi tờ khai đã được truyền và thông qua, doanh nghiệp cần tiến hành nộp 2 loại thuế chính, đó là:

– Thuế nhập khẩu.

– Thuế VAT.

Ngoài ra, tuỳ vào một số loại hàng, có thể phải nộp thuế môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt.

Bước 7: Chuyển hàng hoá về kho bảo quản

Những điều cần lưu ý khi làm thủ tục thông quan hàng hoá nhập khẩu

Khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Mỗi tờ khai sẽ được khai tối đa 50 mặt hàng, neus nhiều hàng hơn phải dùng nhiều tờ khai và chúng được liên kết với nhau bằng số nhánh của tờ khai.
  •  Trị giá tính thuế. Nếu như người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ đăng kí tờ khai và khai thông tin nhập khẩu trong cùng 1 ngày thì sẽ có tỷ giá tính thuế. giống nhau. Còn nếu như làm thủ tục tỏng 2 ngày có tỉ giá khác nhau thì doanh nghiệp sẽ báo lỗi. Khi đó, người khai hải quan sẽ dùng nghiệp vụ IDB để báo lại, thực chất là gọi lại IDA.
  •  Thuế suất. Khi người khai sử dụng IDA, hệ thống sẽ tự động lấy thuế suất tại ngày dự kiến khai báo IDC để điền vào. 
  •  Hàng hoá thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế. Đây là điều doanh nghiệp cần lưu ý để đảm bảo lợi ích cho mình khi tiến hành khai báo trên hệ thống.
  •  Hàng hoá chịu thuế VAT. Doanh nghiệp cần nhập mã thuế suất thuế VAT vào mục có sẵn trên màn hình để đăng ký khai báo nhập khẩu.
  •  Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai. Hệ thống sẽ từ chối cấp số tờ khai và báo lỗi. Tuy nhiên nếu như hàng rơi vào những trường hợp cấp bách như cứu trợ, phục vụ an ninh quốc phòng thì vẫn được hệ thống chấp nhận.
  •  Đăng ký bảo lãnh riêng trước khi cấp số tờ khai. Nếu rơi vào trường hợp này, doanh nghiệp cần chắc chắn số vận đơn phải khớp với số vận đơn khai trong màn hình nhập liệu.
  •  Nếu như cùng một mặt hàng mà thời hạn nộp thuế khác nhau, người khai sẽ phải khai trên nhiều tờ khai khác nhau để tương ứng với từng thời hạn nộp thuế. 

Thủ tục hải quan tiếng Anh là gì?

Nhân tiện tôi nêu một vài thuật ngữ tiếng Anh có liên quan để bạn tham khảo, thuận tiện để nói chuyện với sếp hoặc đối tác người nước ngoài:

  • Thủ tục hải quan: Customs Procedure
  • Khai báo hải quan: Customs Declaration
  • Thông quan: Customs Clearance
  • Đại lý hải quan: Customs Broker

Địa điểm làm thủ tục hải quan

Cập nhật tháng 8/2022: hàng nhập kinh doanh (loại hình A11), bạn có thể chọn mở tờ khai ở chi cục cửa khẩu nào bạn muốn trong cùng cục hải quan. Chẳng hạn, hàng về cảng Lạch Huyện Hải Phòng (hải quan Đình Vũ quản lý), nhưng có thể thông quan tại Hải quan khu vực 2.

Bạn có thể làm thủ tục thông quan tại Chi Cục hải quan cửa khẩu (cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế…) hoặc Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu (như cảng nội địa hoặc các khu phi thuế quan).

Bạn có thể làm thủ tục thông quan tại Chi Cục hải quan cửa khẩu (cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế…) hoặc Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu (như cảng nội địa hoặc các khu phi thuế quan).

Chẳng hạn tại một số cảng lớn:

  • Ở Hải Phòng, bạn có thể thông quan tại Chi Cục Đình Vũ, Hải quan Khu vực 1, Khu vực 2… Bạn có thể tra cứu Chi tiết địa chỉ, số địa thoại của Các Chi cục thuộc Cục hải quan Hải Phòng, hoặc tìm hiểu cảng nào thuộc địa bàn quản lý của chi cục hải quan nào (lưu ý: Cảng PTSC Đình Vũ đã chuyển sang thuộc quản lý của Chi cục hải quan Kv2).
  • Nếu bạn ở Hà Nội, có thể thông quan tại các điểm thông quan nội địa – ICD (như ICD Mỹ Đình, ICD Gia Thụy), hoặc tại Sân bay Nội Bài…
  • Còn ở Tp. Hồ Chí Minh thì làm thủ tục tại chi cục hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn KV1, KV2, Tân Sơn Nhất… 

Trường hợp bạn muốn đưa hàng vào kho ngoại quan, thì cần làm thủ tục tại đúng chi cục hải quan nào phụ trách quản lý kho đó.

Việc làm thủ tục có thể không khả thi với bạn, vì chưa quen hoặc thiếu người, thiếu thời gian… Vì vậy, trường hợp bạn cần tìm đơn vị dịch vụ khai báo hải quan tại các tỉnh thành, có thể tham khảo đường dẫn dưới đây:

  • Dịch vụ hải quan Hà Nội (gồm cả thông quan tại Nội Bài)
  • Dịch vụ hải quan Tp HCM (gồm cả thông quan tại Tân Sơn Nhất cũng như Cát Lái)
  • Dịch vụ hải quan Hải Phòng
  • Dịch vụ khai thuê hải quan tại Đà Nẵng

Các lỗi thường gặp khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu

Thông tin trên bộ chứng từ không chuẩn

Một trong những lỗi thường gặp nhất khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu đó là thông tin trên bộ chứng từ không chuẩn. Những thông tin trên chứng từ bị sai lệch về những điều kiện giao hàng, số lượng, trọng lượng hàng hóa, sai lỗi chính tả,… 

Khi thông tin trên bộ chứng từ không trùng khớp với nhau đòi hỏi người khai hải quan phải kiểm tra thật kỹ bộ chứng từ xem lại sai sót ở đâu, do đâu, sau đó thông báo cho những bên liên quan để có thể điều chỉnh được đúng trước khi khai hải quan.

Các lỗi C / O

Lỗi thường gặp nữa khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu đó là các lỗi C / O. Trị giá trên C / O bắt buộc phải là trị giá FOB được thể hiện bằng USD, tuy nhiên, trong một số trường hợp lại ghi những giá trị khác như EXW, CFR, CIF… Trị giá trên C / O phải được ghi theo hợp đồng và invoice, những mặt hàng bao gồm chi tiết nhưng trên C / O thể hiện không đầy đủ và thiếu những chi tiết. 

Trong những trường hợp C/O đã được phát hành thông qua bên thứ ba (third party) thì bắt buộc số invoice phải là số của invoice được cung cấp do bên bán hàng (seller) chứ không được ghi số invoice của người gửi hàng (shipper) phát hành, và bắt buộc phải được đánh dấu (tick) vào ô “Third Party Invoicing”,… Nếu để xảy ra lỗi C / O thì sẽ không được bên cơ quan hải quan xem xét chấp nhận. 

Sử dụng mã hóa hàng (HS Code) không chính xác

Do người khai hải quan chưa nắm rõ được nguyên tắc áp mã hóa hàng theo quy định, dẫn đến tình trạng áp mã sai. Có một số mặt hàng có chung một số mô tả ở tại nhiều địa điểm khác nhau trong biểu phiếu có những thuế suất khác nhau gây nên sự lúng túng cho những người khai báo hải quan. 

Theo như nguyên tắc của mã hóa hàng thì trong mỗi loại hàng hóa chỉ có một mã số hóa hàng duy nhất, thế nên vấn đề ở đây là bạn phải tìm được mã số phù hợp với mặt hàng mà bạn muốn gửi. 

Tâm lý chung của các chủ cửa hàng là áp vào mã hóa hàng có mức thuế suất thấp hơn nhưng theo luật thì hoàn toàn ngược lại. Hải quan sẽ áp vào mã hóa hàng có thuế suất cao nhất, do vậy người khai hải quan cần phải có kiến thức chuyên môn để chứng minh được minh khai báo đúng.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ những đối tượng có nghĩa vụ làm khai báo hải quan và nguyên tắc những lỗi thường gặp khi khai báo hải quan. Mong rằng những chia sẻ này hữu ích và giúp bạn có thêm những kiến thức mới.

Để hiểu hơn về dịch vụ khai hải quan và một số quy trình cơ bản làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu bạn đọc vui lòng liên hệ 0901.201.166 để được hỗ trợ.

 Một số dịch vụ liên quan 

3 tuyến vận chuyển hàng hóa quốc tế

Chuỗi giá trị là gì

CI là gì

Danh mục hàng hóa phải làm thủ tục nhập khẩu

Danh sách mã vạch của các nước

Freight forwarder là gì?

Giấy phép nhập khẩu tự động

Giấy phép nhập khẩu

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận