45A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 6, Quận Bình Thành, Hồ Chí Minh

thủ tục nhập khẩu phân gà

Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cây trồng. Nội dung bài viếtPhân loại phân bón1. Phân nhóm phân bón theo nguồn gốc nguyên liệu và quá trình sản xuất2. Phân loại phân […]

thủ tục nhập khẩu phân gà

Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cây trồng.

Phân loại phân bón

1. Phân nhóm phân bón theo nguồn gốc nguyên liệu và quá trình sản xuất

  1. a) Nhóm phân bón hóa học (còn gọi là phân bón vô cơ) gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp, được xử lý qua quá trình hóa học hoặc chế biến khoáng sản;
  2. b) Nhóm phân bón hữu cơ gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp), được xử lý thông qua quá trình vật lý (làm khô, nghiền, sàng, phối trộn, làm ẩm) hoặc sinh học (ủ, lên men, chiết);
  3. c) Nhóm phân bón sinh học gồm các loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như axit humic, axit fulvic, axit amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác.

[RH_ELEMENTOR id=”1713″]

2. Phân loại phân bón hóa học theo thành phần hoặc chức năng của các chất chính trong phân bón đối với cây trồng

  1. a) Phân bón đa lượng là phân bón trong thành phần chất chính chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, bao gồm phân bón đơn, phân bón phức hợp, phân bón hỗn hợp, phân bón khoáng hữu cơ, phân bón khoáng sinh học;
  2. b) Phân bón trung lượng là phân bón hóa học trong thành phần chất chính chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, không bao gồm vôi, thạch cao, đá macnơ, đá dolomite ở dạng khai thác tự nhiên chưa qua quá trình xử lý, sản xuất thành phân bón;
  3. c) Phân bón vi lượng là phân bón trong thành phần chất chính chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng vi lượng;
  4. d) Phân bón đất hiểm là phân bón trong thành phần có chứa nguyên tố Scandium (số thứ tự 21) hoặc Yttrium (số thứ tự 39) hoặc một trong các nguyên tố thuộc dãy Lanthanides (số thứ tự từ số 57-71: Lanthanum, Cerium, Praseodymium, Neodymium, Promethium, Samarium, Europium, Gadolinium, Terbium, Dysprosium, Holmium, Erbium, Thulium, Ytterbium, Lutetium) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (bảng tuần hoàn Mendeleev);

đ) Phân bón cải tạo đất vô cơ là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp.

3. Phân loại phân bón đa lượng theo thành phần chất chính hoặc liên kết hóa học của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón

  1. a) Phân bón đơn là phân bón trong thành phần chất chính chỉ chứa 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng;
  2. b) Phân bón phức hợp là phân bón trong thành phần chất chính có chứa ít nhất 02 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng được liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học;
  3. c) Phân bón hỗn hợp là phân bón trong thành phần chất chính có chứa ít nhất 02 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng được sản xuất bằng cách phối trộn từ các loại phân bón khác nhau;
  4. d) Phân bón khoáng hữu cơ là phân bón quy định tại các điểm a, b, c của khoản này được bổ sung chất hữu cơ;

đ) Phân bón khoáng sinh học là phân bón quy định tại các điểm a, b, c của khoản này được bổ sung ít nhất 01 chất sinh học (axit humic, axit fulvic, axit amin, vitamin,…).

 

[RH_ELEMENTOR id=”1713″]

4. Phân loại phân bón hữu cơ theo thành phần, chức năng của các chất chính hoặc quá trình sản xuất

  1. a) Phân bón hữu cơ là phân bón trong thành phần chất chính chỉ có chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ nguyên liệu hữu cơ;
  2. b) Phân bón hữu cơ vi sinh là phân bón trong thành phần chất chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất 01 loài vi sinh vật có ích;
  3. c) Phân bón hữu cơ sinh học là phân bón trong thành phần chất chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất 01 chất sinh học (axit humic, axit fulvic, axit amin, vitamin,…);
  4. d) Phân bón hữu cơ khoáng là phân bón trong thành phần chất chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng;

đ) Phân bón cải tạo đất hữu cơ là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp);

  1. e) Phân bón hữu cơ truyền thống là phân bón có nguồn gốc từ chất thải động vật, phụ phẩm cây trồng, các loại thực vật hoặc chất thải hữu cơ sinh hoạt khác được chế biến theo phương pháp ủ truyền thống.

 

5. Phân loại phân bón sinh học theo thành phần hoặc chức năng của chất chính trong phân bón

  1. a) Phân bón sinh học là loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như axit humic, axit fulvic, axit amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác;
  2. b) Phân bón vi sinh vật là phân bón có chứa vi sinh vật có ích có khả năng tạo ra các chất dinh dưỡng hoặc chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng trong đất mà cây trồng có thể sử dụng được hoặc các vi sinh vật đối kháng có tác dụng ức chế các vi sinh vật gây hại cây trồng;
  3. c) Phân bón cải tạo đất sinh học là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần chứa một hoặc nhiều chất sinh học.

6. Phân bón có chất điều hòa sinh trưởng là một trong các loại phân bón quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này được bổ sung một hoặc nhiều chất điều hòa sinh trưởng có tổng hàm lượng các chất điều hòa sinh trưởng nhỏ hơn 0,5% khối lượng.

7. Phân bón có chất tăng hiệu suất sử dụng là một trong các loại phân bón quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này được phối trộn với chất làm tăng hiệu suất sử dụng.

8. Phân bón có khả năng tăng miễn dịch cây trồng là một trong các loại phân bón quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này có chứa chất làm tăng miễn dịch của cây trồng đối với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận hoặc với các loại sâu bệnh hại.

9. Phân loại phân bón theo phương thức sử dụng

  1. a) Phân bón rễ là loại phân bón được sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ;
  2. b) Phân bón lá là loại phân bón được sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân, lá.

Xem thêm: dịch vụ vận chuyển tại Top One Logistics

[RH_ELEMENTOR id=”1713″]

Chính sách nhập khẩu phân gà

nhập khẩu phân gà
nhập khẩu phân gà

Nghị định 84/2019/NĐ-CP Quy định về quản lý phân bón có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 đã siết chặt hơn các các quy định về việc nhập khẩu phân bón từ nước ngoài về Việt  Nam. Các yêu cầu về chỉ tiêu thành phần, cách thức thực hiện cũng đã có sự thay đổi so với quy định cũ.

Theo quy định của Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT (quy định cũ, đã hết hiệu lực), trước khi đưa phân bón hữu cơ hoặc phân bón khác vào lưu thông trên thị trường Việt Nam chỉ thực hiện công bố hợp quy thì nay phải thực hiện thủ tục CÔNG NHẬN LƯU HÀNH PHÂN BÓN. Chuyển giao toàn bộ trách nhiệm quản lý phân bón (vô cơ và hữu cơ) thuộc về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể là Cục Bảo vệ thực vật.

Phân gà thuộc nhóm phân hữu cơ, được đánh giá và được biết đến rộng rãi là một trong những loại phân hữu cơ cung cấp thành phần chất dinh dưỡng rất tốt cho cây trồng.

Phân gà trước khi nhập khẩu về, phải thực hiện thủ tục Công nhận lưu hành phân bón. Vì dòng phân bón này thuộc nhóm phân hữu cơ có thể làm công nhận lưu hành luôn mà không cần phải qua khâu khảo nghiệm.

 

1. Điều kiện chỉ tiêu thành phần chất lượng

Phân hữu cơ phân gà phải đáp ứng các chỉ tiêu thành phần chất lượng như sau:

* Hàm lượng hữu cơ: ≥ 20,0 (% khối lượng chất hữu cơ)
* Tỷ lệ C/N: < 12,0
* Độ ẩm (đối với phân bón dạng rắn): ≤ 30,0% 
* pHH2O : ≥ 5,0

2. Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do được cấp bởi nước nhập khẩu (CFS);
  • Giấy chứng nhận phân tích (CA) của phân bón dự định nhập khẩu;
  • Bảng thông tin chung về phân bón có xác nhận của nhà sản xuất bao gồm: loại phân bón; tên phân bón; dạng phân bón; hướng dẫn sử dụng; phương thức sử dụng; thời hạn sử dụng; cảnh báo an toàn; chỉ tiêu chất lượng, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón kèm theo phiếu kết quả thử nghiệm.

Lưu ý: Trường hợp hồ sơ là bản bằng chữ nước ngoài phải có bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật.

[RH_ELEMENTOR id=”1713″]

3. Thời gian và nơi thực hiện

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thẩm định để đánh giá hồ sơ công nhận. Nếu đáp ứng các quy định về phân bón thì Cục Bảo vệ thực vật ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

Thời hạn của Quyết định công nhận là 05 năm. Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng, doanh nghiệp nếu có nhu cầu phải thực hiện thủ tục Công nhận lại phân bón

Các Giấy Phép Thủ Tục Nhập Khẩu Phân Bón Hữu Cơ

Đối với những đơn vị lần đầu làm thủ tục nhập khẩu phân bón cần phải được công nhận lưu hành của Cục bảo vệ thực vật, Bộ nông nghiệp trước khi được nhập về Việt Nam. Đối với những loại phân bón đã được công nhận lưu hành thì sẽ không phải làm thủ tục xin thêm giấy nhập khẩu. Để được công nhận lưu hành phân bón thì các đơn vị nhập khẩu cần làm khảo nghiệm phân bón.

1. Thủ tục làm khảo nghiệm phân bón nhập khẩu

Đối với những đơn vị lần đầu làm thủ tục nhập khẩu phân bón thì cần phải thực hiện bước khảo nghiệm. Một số loại phân bón sẽ được bỏ qua bước này như:

  • Các loại phân bón hữu cơ như phân xanh, phân chuồng…

  • Phân bón đơn

  • Phân bón phức hợp

 Hồ sơ để đăng ký khảo nghiệm cho đơn vị làm đầu làm thủ tục nhập khẩu phân bón như sau:

  • Đơn xin đăng ký khảo nghiệm
  •  Các tài liệu kỹ thuật về loại phân bón mà đơn vị xin khảo nghiệm
  •  Đề cương khảo nghiệm phân bón

2. Hồ sơ công nhận lưu hành phân bón

Với những đơn vị thực hiện thủ tục nhập khẩu phân bón lần đầu cần có những giấy tờ sau đây:

  • Đơn đề nghị được lưu hành phân bón tại Việt Nam theo mẫu theo mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP.
  •  Văn bản có thông tin về phân bón mà nhà sản xuất cung cấp cho đơn vị với những tiêu chí cơ bản như: loại phân bón, chất lượng chính, hàm lượng, công dụng, hướng dẫn cách dùng…
  •   báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón (bản chính) hoặc đơn vị có thể cung cấp kết quả đề tài nghiên cứu được nhà nước hoặc quyết định công nhận tiến bộ kỹ thuật.
  •  Mẫu nhãn phân bón chuẩn tại Điều 33, Điều 34 Nghị định 108/2017/NĐ-CP.

[RH_ELEMENTOR id=”1713″]

3. Kiểm tra chất lượng phân bón được nhập khẩu

Kiểm tra chất lượng phân bón được nhập khẩu
Kiểm tra chất lượng phân bón được nhập khẩu

 Để có thể hoàn thành được thủ tục nhập khẩu phân bón, các đơn vị cần phải được kiểm tra chất lượng loại phân bón nhập khẩu với Cục bảo vệ thực vật. Một số loại phân bón được ngoại trừ tại điểm a, b, c, d, đ, e, g  khoản 2, điều 27, nghị định 108/2017/NĐ-CP, gồm:

  • Phân bón được sử dụng để khảo nghiệm

  • Phân bón dùng tại khu vui chơi

  • Phân bón mà các đơn vị nước ngoài dùng trong phạm vi của đơn vị hoặc sử dụng các dự án nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam.

  • Phân bón dùng làm quà, làm hàng mẫu

  • Phân bón dùng trong các hội chợ

  • Phân bón sản xuất phục vụ phân bón xuất khẩu

  • Phân bón dùng cho các đơn vị nghiên cứu khoa học

Hồ sơ đăng ký KTCL, bao gồm: 

  • Giấy phép đăng ký kiểm tra chất lượng  phân bón nhập khẩu theo Mẫu số 22 tại Phụ lục I, nghị định 108/2017/NĐ-CP.
  •  Bản sao các giấy tờ : Hợp đồng mua bán,danh mục hàng hóa kèm theo: Ghi rõ số lượng đăng ký, mã hiệu của từng lô hàng; hóa đơn hàng hóa; vận đơn (đối với trường hợp hàng hóa nhập theo đường không, đường biển hoặc đường sắt).

4. Công bố hợp quy

Sau khi đã được kiểm tra chất lượng đơn vị cần phải công bố hợp quy cho phân bón mà mình muốn nhập khẩu. Có thể coi đây chính là giai đoạn cuối cùng trong thủ tục nhập khẩu phân bón. Hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau đây:

  • Với những đơn vị có sử dụng kết quả chứng nhận hợp quy của các tổ chức chứng nhận hợp quy: Bản công bố hợp quy, Bản sao có chứng thực chứng chỉ chứng nhận hợp quy của sản phẩm, Bản mô tả chung về sản phẩm.
  •  Với những đơn vị được đánh giá bởi tổ chức, cá nhân kinh doanh sản xuất cần: Bản công bố hợp quy, Bản mô tả chung về sản phẩm, Kết quả thử nghiệm mẫu; Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008; Kế hoạch giám sát định kỳ; Báo cáo đánh giá hợp quy và thông tin bổ sung khác.

5. Thủ tục hải quan nhập khẩu phân bón

Trong các thủ tục nhập khẩu phân bón không thể không nhắc đến việc làm thủ tục hải quan. Các đơn vị sau khi đã thực hiện khảo nghiệm, công nhận lưu hành thì hãy chuẩn bị làm thủ tục nhập khẩu phân bón để lưu hành tại Việt Nam.

Khi hàng hoá đã được nhập đến cảng, đơn vị cần phải mở tờ khai nhập khẩu như những mặt hàng khác. Cùng với đó làm công văn xin được mang hàng về kho để bảo quản hàng hoá. Khi tới kho, phân bón sẽ được lấy mẫu để kiểm tra chất lượng. Lúc này đơn vị hãy chờ Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu” của Cục Bảo vệ thực vật. Đơn vị thực hiện song song công bố quy hợp sản phẩm và nộp  “Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu” và “Giấy chứng nhận hợp quy” cho cơ quan Hải quan. Sau khi nộp những giấy tờ này là lô phân bón của đơn vị sẽ được thông quan. Tới đây là đã hoàn thành, bạn có thể đưa hàng hoá về công ty và thực hiện phân phối, bán hàng nhé.

[RH_ELEMENTOR id=”1713″]

 Một số dịch vụ liên quan 

Thủ tục hải quan xuấT khẩu 

Thủ tục nhập khẩu tấm pin năng lượng mặt trời

Thủ tục nhập khẩu sữa tươi

Thủ tục nhập khẩu sữa bột

Thủ tục nhập khẩu sợi polyester

Thủ tục nhập khẩu sổ tay

Thủ tục nhập khẩu son môi

Thủ tục nhập khẩu sắt phế liệu

Thủ tục nhập khẩu sạc dự phòng

Thủ tục nhập khẩu quần áo

Thủ tục nhập khẩu pin tiểu

Thủ tục nhập khẩu ống thép

Thủ tục nhập khẩu ổ cứng máy tính

Thủ tục nhập khẩu nước giặt

Thủ tục nhập khẩu nồi inox

Thủ tục nhập khẩu nhựa đường

Thủ tục nhập khẩu gạch lát nền

Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm

Thủ tục xuất khẩu sầu riêng

Thủ tục nhập khẩu trái cây

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *